Lịch tiêm phòng uốn ván cho trẻ mà mẹ cần biết

Tác giả: huong

Ở bài viết trước, chúng ta đã cập nhật được những kiến thức y tế chung về căn bệnh uốn ván, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh. Có thể thấy một trong những giải pháp hiệu quả nhất mà các bậc cha mẹ thường xuyên được tư vấn để phòng ngừa uốn ván cho trẻ là tiêm phòng uốn ván định kỳ tại các cơ sở y tế, bệnh viện khoa nhi uy tín.

tiêm phòng uốn ván

1. Tại sao nên tiêm phòng uốn ván cho trẻ nhỏ

Như đã đề cập, uốn ván là một trong những căn bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, và tiềm ẩn những nguy cơ gây hại đến tính mạng trẻ nhỏ nếu không được chữa trị kịp thời.

Khuẩn uốn ván tồn tại ở khắp mọi nơi, trong không khí, bụi bẩn, đất cát. Trong quá khứ giai đoạn khuẩn uốn ván mới xuất hiện vào thế kỉ 19, nhà khoa học Nicolaier đã thực hiện một thí nghiệm chích đất vào thân thể của gia súc và cho thấy điều này đã khiến gia súc bị nhiễm uốn ván ngay lập tức. Đối với con người, khuẩn uốn ván thường xuất hiện khi các vết thương hở không được sát khuẩn kịp thời, hoặc khi thực hiện phẫu thuật bởi các dụng cụ không được sát trùng cẩn thận.

Ung thư mắt – Căn bệnh ung thư ít ai ngờ

Ung thư mắt không phải là một căn bệnh ung thư phổ biến như các loại bệnh ung thư khác (như gan, vú, phổi, dạ dày....). Do đó mà rất ít người biết đến căn bệnh ung thư này và thường rất chủ quan đến các triệu chứng của mắt.…

Trẻ sơ sinh từ khi ra đời sẽ được cắt cuống rốn, cơ thể của trẻ lúc này đang còn rất yếu và chưa có được sức đề kháng mạnh mẽ. Từ đó, khuẩn uốn ván có thể theo con đường này xâm nhập vào cơ thể con người. Khi lớn lên, trẻ nhỏ phải đối mặt với những tai nạn vấp ngã thường xuyên, khiến vấn đề phòng ngừa uốn ván càng cần được nhiều quan tâm hơn.

2. Vắc-xin uốn ván hoạt động như thế nào?

Từ khi vắc-xin uốn ván được tìm ra, nguy cơ nhiễm khuẩn uốn ván của thế giới đã được giảm thiểu triệt để nhờ những chính sách khuyến khích của Bộ y tế các nước.

Cơ chế của vắc-xin uốn ván được áp dụng dựa trên cơ chế tạo kháng thể của cơ thể, khi virus uốn ván xâm nhập chúng tấn công các tế bào trong cơ thể khiến cơ thể yếu dần. Từ đó hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ được vắc-xin uốn ván hỗ trợ tăng cường, chống lại các virus uốn ván hiệu quả, đẩy lùi và tạo ra những nhận biết khuẩn uốn ván trong tương lai để tiếp tục đẩy lùi nếu gặp lại.

Vắc-xin uốn ván thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể có các phản ứng mạnh mẽ, để có thể nhận biết virus uốn ván và ngăn ngừa. Do vậy một số tác dụng phụ sau khi tiêm phòng uốn ván ở trẻ là tình trạng sốt nhẹ, ngủ hơi li bì, nhưng sẽ ổn định vào ngày hôm sau.

Bệnh viêm giác mạc cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh viêm giác mạc là một tình trạng khá phổ biển nhiều người mắc phải, nhưng nếu chủ quan để tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể gây nên những tổn thương làm giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. Nếu bị đỏ mắt hoặc xuất hiện các triệu…

3. Lịch tiêm phòng uốn ván của trẻ như thế nào?

Ngay khi trẻ được ra đời, cha mẹ sẽ được tư vấn lịch trình tiêm phòng chống các loại bệnh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam. Trong đó, lịch trình tiêm phòng uốn ván sẽ được phân chia theo thứ tự như sau:

– Lần 1: Tiêm mũi 1 ở giai đoạn 2 tháng tuổi.

– Lần 2: Tiêm mũi 2 ở giai đoạn 3 tháng tuổi.

– Lần 3: Giai đoạn 4 tháng tuổi, tiêm mũi 3.

– Lần 4: Tiêm mũi 4 sau 1 năm kể từ thời gian tiêm mũi 3, lúc này bé đã được 16 tháng tuổi.

– Lần lượt tiêm phòng định kỳ mỗi năm 1 lần để duy trì kháng thể phòng ngừa uốn ván cho đến khi khôn lớn.

Tiêm phòng uốn ván là một trong những việc cha mẹ cần thực hiện cho trẻ theo đúng như định kỳ mà Bộ Y tế hướng dẫn. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần bổ sung kết hợp rất nhiều các loại vắc-xin phòng ngừa những căn bệnh khác như viêm gan siêu vi B, bại liệt, lao, ho gà, viêm màng não… Theo dõi lịch tiêm định kỳ của con trẻ để có thể đưa bé đến trạm y tế địa phương, bệnh viện uy tín để được tiêm phòng đúng hạn.

Theo khoe.online tổng hợp