Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Tác giả: sites

Trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu, do đó mà rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra các căn bệnh từ thông thường cho tới nguy hiểm. Trong đó, không thể không nhắc tới nhiễm trùng máu – do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ gây ra. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ mà còn có thể biến chứng tới những bệnh khác như viêm màng não hay viêm não. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về căn bệnh nhiêm trùng máu ở trẻ sơ sinh này.

1. Thế nào là nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng máu xảy ra khi các loại vi khuẩn như vi khuẩn que ruột già, vi khuẩn que biến hình, khuẩn que khuẩn xanh, vi khuẩn cầu biến hình… tấn công vào hệ tuần hoàn máu của trẻ từ đó gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Trẻ khi bị nhiễm trùng máu có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây:

  • Do trước khi sinh, trong thời gian mang thai, người mẹ mắc phải một số căn bệnh như rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng đường tiết niệu… và những loai vi khuẩn này sẽ từ người mẹ truyền tới con qua nhau thai khiến trẻ cũng bị ảnh hưởng.
  • Do vở ối sớm khiến các vi khuẩn trong hệ sinh dục có cơ hội xâm nhập vào màng ối gây ô nhiễm nước ối. Nếu trẻ sơ sinh nuốt phải phần nước ối này thì có thể dẫn tới nguy cơ bị viêm phổ hay viêm dạ dày rồi biến chứng thành nhiễm trùng máu.
  • Do sau khi sinh, các vi khuẩn xâm nhập vào trẻ qua niêm mạc, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu… vào hệ tuần hoàn máu gây nhiễm trùng.
  • Do chăm sóc cuống rốn của bé không được kỹ càng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng máu.
Ung thư máu ở trẻ em và các triệu chứng thường gặp nhất

Ung thứ máu ở trẻ em hay còn gọi là bệnh bạch cầu ở trẻ em, là bệnh ung thư rất phổ biến ở nhiều trẻ em trên toàn thế giới. Ung thư máu ở trẻ em có những triệu chứng thường gặp nhất bao gồm: sốt thường xuyên, thiếu…

3. Triệu chứng của nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Tùy thuộc vào loại vi khuẩn mà căn bệnh này có thể biểu hiện ra ngoài với những triệu chứng khác nhau, dễ gây nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp trẻ khi bị nhiễm trùng máu đều sẽ có những dấu hiệu sau mà bạn nên lưu ý:

4. Cách điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Đưa trẻ tới bác sĩ khi bị nhiễm trùng máu
Đưa trẻ tới bác sĩ khi bị nhiễm trùng máu

Do tùy theo từng loại vi khuẩn khác nhau mà căn bệnh nhiễm trùng máu cũng có biểu hiện và cách xử trí khác nhau. Do đó mà bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để có thể có chuẩn đoán chính xác nhất, thêm nữa, bác sĩ cũng sẽ có cách ngăn chặn một số dấu hiệu của bệnh như rối loạn tiêu hóa hay sốt để giảm sự ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe trẻ. Bác sĩ chuyên khoa vẫn là lựa chọn tốt nhất cho việc điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh.

Xét nghiệm máu tổng quát ở đâu tốt nhất, bao nhiêu tiền năm 2017

Xét nghiệm máu tổng quát là xét nghiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến máu, đường máu, mỡ máu, men gan và nước tiểu, nhằm cung cấp kết quả chính xác về tình trạng sức khỏe của nhiều bộ phận trong cơ thể, cũng như nhận biết sớm…

5. Phương pháp phòng tránh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Phòng tránh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh
Phòng tránh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên chú ý tới chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như khám thai định kỳ để đảm bảo không có nguy cơ bị nhiễm khuẩn gây ra những bệnh không mong muốn cho bản thân và trẻ nhỏ. Hơn nữa, trong vài tuần đầu sau khi sinh, các mẹ cũng nên lưu ý trong cách chăm sóc trẻ, thường xuyên theo dõi các biểu hiện của bé để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh từ đó có cách điều trị kịp thời và chính xác.

Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra mà các triệu chứng trong giai đoạn đầu lại khó phân biệt và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, do đó mà các bà mẹ nên cẩn thận, chú ý tới sức khỏe trẻ đồng thời đưa bé đến bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu này để có cách xử trí hiệu quả và đúng đắn.

Theo Khoe.online tổng hợp