Nhiễm trùng máu nguy hiểm như thế nào?
Tác giả: sites
Nhiễm trùng máu, hay còn gọi là nhiễm trùng huyết là một trong những căn bệnh về máu có tỷ lệ gây tử vong cao. Đây là một căn bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng và nếu kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong khi không có sự điều trị kịp thời. Sau đây là những thông tin cần thiết và quan trọng về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phòng tránh hiệu quả mà bạn cần biết.
- Nhiễm trùng máu ở trẻ em và những nguy hiểm đến tính mạng
- Ung thư máu ở trẻ em và các triệu chứng thường gặp nhất
- Xét nghiệm máu ở đâu uy tín và chất lượng
1. Nhiễm trùng máu là gì?
Nhiễm trùng máu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do các vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra. Một khi bệnh đã tới thời kỳ cuối là sốc nhiễm trùng thì có thể dẫn tới tử vong bất cứ lúc nào. Trên cơ bản, bệnh không lây lan khi tiếp xúc với máu của người bệnh mà là do vi khuẩn xâm nhập trong cơ thể gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi, trẻ sơ sinh hay bị sinh non. Những người bị mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, xơ gan, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm HIV, suy thận… cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng máu cao. Ngoài ra, thì một số ca bị mắc bệnh cũng có thể là do nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải ghép…
2. Nguyên nhân gây ra bệnh
Nguyên nhân chính là vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào, ở những cơ quan như da, mô mềm, cơ, xương, khớp… Các loại vi khuẩn gây bệnh phần lớn là vi khuẩn Gram: vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kỵ khí.
– Các vi khuẩn gram âm thường là vi khuẩn đường ruột họ Enterobacteriacae như Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các vi khuẩn Enterobacter…
– Vi khuẩn gram dương thì có thể là Streptococcus Pneumoniae, Staphylococcus Aureus, Streptococcus Suis.
– Vi khuẩn kỵ khí chủ yếu là Clostridium Perfringens và Bacteroides Fragilis.
Trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu, do đó mà rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra các căn bệnh từ thông thường cho tới nguy hiểm. Trong đó, không thể không nhắc tới nhiễm trùng máu - do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần…
3. Triệu chứng thường gặp
Bệnh tiến triễn theo ba giai đoạn như sau:
Nhiễm trùng máu
Đây là giai đoạn đầu nên những triệu chứng này còn khá nhẹ. Đa số các trường hợp người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, uể oải và sốt, cả nhịp thở và nhịp tim đều cao. Cụ thể là:
- Nhiệt độ tăng > 38 °C hoặc < 36 °C
- Tần số tim > 90 lần/phút (ở trẻ em trên + 2SD so với lứa tuổi)
- Tần số thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg (tự thở). (ở trẻ em trên + 2SD so với lứa tuổi)
- Bạch cầu > 12 000 hoặc < 4000/ mm3, hoặc > 10% bạch cầu non (bạch cầu dạng đũa).
Tuy nhiên cũng do những dấu hiệu này còn chưa nghiêm trọng nên nhiều người thường bỏ qua và cho rằng mình chỉ bị mệt mỏi thông thường chứ không phải bị nhiễm trùng máu.
Vì thế, nếu bạn nhận thấy những triệu chứng trên và chúng có dấu hiệu kéo dài thì hãy tới ngay bác sĩ để có sự chuẩn đoán chính xác.
Nhiễm trùng máu nặng
Khi bệnh đã tới giai đoạn nghiêm trọng thì căn bệnh sẽ gây ra những tổn hại tới các cơ quan trong cơ thể. Từ đó khiến cho người bệnh:
- Khó thở.
- Buồn nôn, tiêu chảy
- Lượng nước tiểu giảm đáng kể.
- Bất thường chức năng tim.
- Giảm số lượng tiểu cầu.
- Đột ngột thay đổi tình trạng tâm thần.
Nếu như kéo dài thì có thể dẫn tới sốc nhiễm trùng – tình huống nguy hiểm nhất của bệnh.
Sốc nhiễm trùng
– Trong trường hợp này thì tim và hệ tuần hoán máu đều bị suy giảm kèm theo máu áp thấp.
– Nếu không được cứu trị kịp thời, lượng máu tới tất cả các bộ phận trong cơ thể sẽ giảm dần dẫn tới nguy cơ tử vong là rất cao.
4. Cách điều trị nhiễm trùng máu
– Phương pháp để chữa nhiễm trùng máu hiện nay bao gồm việc loại bỏ các nguồn gốc, nguyên nhân gây nhiễm trùng đồng thời hỗ trợ cho hệ tuần hoàn và hô hấp, chống rối loạn máu đông và kháng sinh.
– Cách tốt nhất là bạn tới bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán chính xác cũng như có biện pháp áp dụng điều trị thích hợp và hiệu quả.
– Tránh để bệnh kéo dài cũng như chủ quan không tới bệnh viện khám vì vi khuẩn có thể làm viêm nhiễm loan ra toàn thân, hình thành máu đông trong các cơ quan dẫn tới suy cơ quan và chết mô.
Xét nghiệm máu tổng quát là xét nghiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến máu, đường máu, mỡ máu, men gan và nước tiểu, nhằm cung cấp kết quả chính xác về tình trạng sức khỏe của nhiều bộ phận trong cơ thể, cũng như nhận biết sớm…
5. Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng máu
Khi bị mắc các chứng bệnh về viêm nhiễm thì cần phải cẩn thận cũng như có cách điều trị triệt để, không nên tự ý nặn các mụn nhọt viêm nhiễm ngoài da hay các mụn độc xuất hiện quanh miệng. Cần chú ý tới những căn bệnh mang vi khuẩn dẫn tới biến chứng thành nhiễm trùng máu như nhiễm tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus hay các loại vi khuẩn đường ruột Enterococcus. Nếu mắc phải một trong các loại vi khuẩn này thì nên dùng kháng sinh sớm nhất có thể để phòng tránh hiệu quả ngay từ đầu.
Khi dùng thuốc ức chế miễn dịch thì cũng cần có sự hướng dẫn và giám sát cẩn thận từ bác sĩ. Nếu có phẫu thuật thì cũng nên áp dụng các biện pháp nhằm phòng tránh nhiễm trùng, từ đó có thể ngăn ngừa được nhiễm trùng máu một cách hiệu quả nhất.
Nhiễm trùng máu là một căn bệnh nguy hiểm với các dấu hiệu ban đầu dễ bị lầm lẫn thành những bệnh thường gặp khác và nếu để bệnh diễn biến năng mà không có sự điều trị thì có thể dẫn tới những di chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Do đó, khi đã nhận thấy các triệu chứng của bệnh thì cần phải tới ngay bác sĩ chuyên khoa để có sự chuẩn đoán và phương pháp xử lý đúng đắn nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp