Sốt thương hàn có nguy hiểm hay không?
Tác giả: huong
Sốt thương hàn là bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh lây truyền do vệ sinh cá nhân kém, điều kiện xử lý, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn.
1. Sốt thương hàn là gì?
Sốt thương hàn là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, gây ra bởi vi khuẩn Salmonella Typhi. Loại vi khuẩn này có thể lây lan qua đường ăn uống, khi sử dụng chung dụng cụ ăn uống với người bệnh.
2. Những dấu hiệu của bệnh sốt thương hàn
Khi bị sốt thương hàn người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau đây:
- Người bị sốt thương hàn thường bị sốt cao (39 đến 40 độ)
- Có những trường hợp bệnh nhân bị sốt ban đổ, njor
- Người bệnh không thấy khỏe, bị đau bụng, nhức đâu và bị mất vị giác khi ăn, ăn không ngon miệng.
- Bụng bị phình trướng nhẹ, đi ngoài liên tục khoảng 5-6 lần mỗi ngày, phân có màu vàng nâu.
- Huyết áp thấp, mạch tương đối chậm
3. Những biến chứng của sốt thương hàn
Khi bị sốt thương hàn ở cấp độ nặng, bệnh nhân có thể chịu những biến chứng sau đây:
- Xuất huyết tiêu hóa
- Thủng ruột
- Viêm cơ tim
- Viêm túi mật
- Viêm gan
- Viêm màng não
4. Khi bị sốt thương hàn cần phải xử lý như thế nào?
Khi bạn thấy người không được khỏe, kèm thêm dấu hiệu bị sốt cao thì ngay lập tức phải liên hệ với bác sĩ để được xử lý cấp cứu kịp thời. Nếu như để sốt quá lâu như vậy sẽ dễ dàng dẫn đến viêm màng não, cực kỳ nguy hiểm.
Khi bị sốt bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xét nghiệm và có thể biết được bệnh nhân này có bị sốt thương hàn hay không.
Cải thiện tình trạng môi trường, kiểm soát nguồn nước, chất thải, cống rãnh… vệ sinh sạch sẽ, không cho tù đọng nước.
Ngay lập tức cách ly với người bệnh, nhất là chất thải của người bệnh. Những vùng vừa trải qua cơn lũ lụt cũng cần phải vệ sinh, bôi vôi sạch sẽ để ngăn ngừa mầm bệnh.
Để ngăn ngừa bệnh sốt thương hàn thì tốt nhất ngay từ ban đầu chúng ta nên có cách phòng chống, chẳng hạn như nên tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh, nhất là khi đi du lịch đến những nơi ổ dịch đang tràn lan. Nhưng lưu ý có một số trường hợp không được tiêm vắc xin thường hàn như sau:
Không tiêm ngừa vắc xin cho trẻ em dưới 2 tuổi
Những ai có tiền sử phản ứng với tiêm ngừa lần trước thì lần sau không nên tiêm lại lần nữa.
Vào thời điểm tiêm người bệnh có những dấu hiệu bị cảm hoặc trong người không được khỏe thì tốt nhất nên hẹn lại ở lần tiêm sau.
Người bệnh không được sử dụng thuốc lung tung nếu như không được sự đồng ý của bác sĩ. Vì tính chất bệnh này nguy hiểm cho nên người bệnh cần phải hết sức cẩn thận nhé! Hãy bảo vệ an toàn cho mình và những người xung quanh.
Theo Khoe.online tổng hợp