Bệnh dại lây truyền như thế nào?

Tác giả: huong

Theo thống kê tại khu vực Đông Nam Á có đến 96% ca mắc bệnh dại ở người là do chó cắn, số còn lại là do mèo, cáo, ngựa. Đây chính là bệnh lây truyền virus từ động vật qua người. Nó gây nên những triệu chứng đau ngứa, sốt co giật, rối loạn thần kinh thực vật, điên cuồng từng cơn dẫn đến tử vong. Bệnh dại hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người.

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính được gây ra bởi một loại virut lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn. Khi virut xâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển và tấn công lên hệ thần kinh trung ương. Chúng sẽ phá hủy các mô thần kinh và gây nên những kích động ở người.

Nếu là chó cắn thì khoảng 1 – 5 ngày đầu, người bệnh bị đau ngứa. Thông thường kèm theo sốt, đau đầu, căng thẳng, mất ngủ. Những kích động thường gặp: sợ tiếp xúc với ánh sáng, gió, nước. Một số người chỉ thoáng thấy hình ảnh có nước là gây co thắt cổ họng. Một số khác sẽ thấy sợ hãi cái chết. Các dấu hiệu khác: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp, co giật, rối loạn thần kinh, bại liệt. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong chỉ sau 10 ngày. Theo thống kê, khi đã lên cơn thì tất cả các ca bệnh dại đều tử vong.

Bệnh dại
Bệnh dại là gì?

Đường lây truyền của bệnh

Con đường lây truyền chủ yếu của bệnh dại là qua tuyến nước bọt. Khi bị động vật cắn, virut từ tuyến nước bọt của động vật lây sang người.

Hoặc do động vật mắc bệnh dại liếm vào vết thương, những chổ trầy xước của người khiến người mắc bệnh.

Một trường hợp khác xảy ra ở người giết mổ chuyên nghiệp động vật bị nhiễm bệnh. Người đó vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong quá trình xử lý não và các cơ quan nhiễm virut.

Lây nhiễm qua đường hô hấp, hít phải không khí bị ô nhiễm vi rút dại, ví dụ ở Nam Mỹ có những người vào hang dơi bị nhiễm vi rút dại.

Tiếp tục, người mắc bệnh dại nếu cắn người khác sẽ khiến người đó cũng mắc bệnh. Mặt khác, người nhà khi chăm sóc bệnh nhân vô tình tiếp xúc với nước bọt bệnh nhân cũng dễ bị lây và mắc bệnh theo. Ngoài ra, việc lây bệnh giữa người với người còn do cấy ghép giác mạc hoặc nội tạng có nhiễm virut.

Cách xử lý khi bị động vật cắn

  • Rửa vết thương với xà phòng (nếu có) và vòi nước chảy mạnh trong 10 – 15 phút. Lưu ý, không làm dập nát hoặc tiếp xúc trực tiếp với vết thương. Không băng bó, đắp kích vết thương. Không nghe theo lời truyền miệng dân gian đắp bột ớt, nước ép nhựa cây.

Bệnh dại

  • Sau khi sơ cứu, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị. Tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.
  • Cần theo dõi sát sao động vật đã cắn. Nếu chúng mất đi hoặc bị ốm, bị giết thì cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc cán bộ y tế biết. Cần thay đổi phác đồ điều trị phù hợp và kịp thời.

Những biến chứng khi bị nhiễm vi rút dại

Khi bị nhiễm vi rút dại thì người bệnh có dấu hiệu như sau:

Hô hấp

  • Khó thở, ngạt thở do bị thiếu oxy, co thắt.
  • Viêm phổi, viêm phế quản, tràn khí màng phổi.

Tuần hoàn

Thần kinh

Tăng áp lực nội sọ do phù não.

Cách phòng bệnh

Vi rút dại cực kỳ nguy hiểm, nếu như các bạn không cẩn thận rất dễ dẫn đến tử vong. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải biết cách phòng bệnh:

  • Kiểm soát những động vật nghi ngờ bị dại. Tiêm vắc xin ngừa dại bắt buộc cho con vật.
  • Tránh tiếp xúc với những con vật không rõ nguồn gốc.
  • Tiêm ngừa cho những người thường xuyên tiếp xúc với con vật như: thú y, chăn nuôi gia súc, chăn nuối gia súc,…
  • Những đồ vật nghi ngờ có tồn tại vi rút gây dại phải được vệ sinh, khử trùng,…

Hiện nay, tại nhiều địa phương của nước ta vẫn còn rất nhiều những hộ chăn nuôi không thực hiện tiêm phòng cho động vật và vẫn còn thả rong ra bên ngoài rất nhiều. Vì vậy, mỗi chúng ta cần trang bị thật vững kiến thức căn bản về bệnh dại để biết cách phòng tránh bệnh. Để bệnh dại không lây lan trong cộng đồng, người nhà khi chăm sóc bệnh nhân bị dại hết sức lưu ý tránh tiếp xúc với nước bọt hoặc những vết thương trầy xước của bệnh nhân.

Theo Khoe.online tổng hợp