Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách xử lý
Tác giả: huong
Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao khi dung nạp các thực phẩm không phù hợp thông qua sữa mẹ, dị ứng thành phần sữa công thức hoặc nhiễm khuẩn từ môi trường,… Vậy nguyên nhân cụ thể nào gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và nếu con yêu gặp phải, bố mẹ phải làm gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt thất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Điều này khiến trẻ nhỏ cảm thấy đau bụng, đầy bụng, chướng hơi và những biểu hiện thay đổi khác của phân như đi lỏng hơn hoặc đặc hơn. Ở trẻ nhỏ, biểu hiện tiêu hóa nặng còn khiến trẻ nhỏ hay nôn trớ, sốt, đi ngoài nhiều và đi ra phân sống, hoặc nặng hơn là tiêu chảy hoặc táo bón.
Theo dõi phân và tần suất đi ngoài có thể nhận ra trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa.
Theo đó, rối loạn tiêu hóa dù không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài không được chữa trị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài, gây nên các bệnh như suy dinh dưỡng, chậm phát triển, suy giảm miễn dịch,…
2. Nguyên nhân và biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng rối loạn tiêu hóa có biểu hiện rất đa dạng, bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
2.1. Trẻ bị nôn trớ
Đây là biểu hiện rõ ràng nhất khi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh gặp vấn đề. Điều này có thể do trẻ bú quá no, nằm bú không đúng tư thế, lỗ núm vú giả quá nhỏ hoặc quá to, chưa kịp thích nghi với vị sữa công thức mới,…
Theo đó, trẻ bị nôn trớ do rối loạn tiêu hóa sẽ kèm theo các dấu hiệu như chướng bụng, không đi phân su 48 giờ sau sinh hoặc bị ọc dịch xanh rêu. Mỗi lần trẻ nôn, bố mẹ nên quan sát kỹ để xác định nguyên nhân chính xác nhé!
2.2. Trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân. Với trẻ bú mẹ, trẻ bị táo bón do bú quá ít, chế độ dinh dưỡng của mẹ không có nhiều chất xơ, mẹ đang sử dụng kháng sinh để điều trị táo bón hoặc thuốc ho chứa codein làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Còn với trẻ bú sữa công thức, việc mẹ chọn loại sữa nhiều đạm, nhiều chất béo, ít chất xơ cũng gây táo bón cho con.
Dấu hiệu đi kèm khi trẻ bị táo bón rất dễ nhận ra, chẳng hạn như phân khô cứng hoặc to, bụng trẻ cứng và thỉnh thoảng đau, trẻ không đi tiêu đều đặn mỗi ngày mà vài ngày mới đi 1 lần,…
Trẻ bị táo bón có phân khô cứng, vài ngày mới đi ngoài 1 lần.
2.3. Trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy là một dạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh do các virus gây nhiễm khuẩn như Rotavirus, E.Coli hay ký sinh trùng Amip, L.Giardiam,… gây ra. Hoặc các nguyên nhân khác như dị ứng sữa công thức, trẻ bú quá nhiều, mẹ ăn phải đồ tanh,…
Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, mệt mỏi, uể oải, chán ăn hoặc đôi lúc nôn trớ. Thậm chí nhiều trẻ còn bị chướng bụng, phân có lẫn nhầy hoặc máu, sốt,… Theo đó, khi quan sát con bị tiêu chảy, bố mẹ nên tìm cách khắc phục kịp thời vì rất dễ gây mất nước, mất điện giải vô cùng nguy hiểm.
2.4. Trẻ bị đau bụng
Trẻ bị đau bụng có rất nhiều nguyên nhân như quá đói, trẻ nuốt phải nhiều hơi khi bú, bú quá nhiều, chướng bụng, đầy hơi,… Ngoài ra, thực phẩm mẹ ăn không đảm bảo vệ sinh và trẻ ngậm phải đồ vật chứa nhiều vi khuẩn cũng gây đau bụng cho trẻ.
Biểu hiện thường thấy là trẻ bị đau bụng từng cơn, khóc ngất, mặt đỏ ửng hoặc tái, 2 bàn tay nắm chặt, bụng chướng và chân co lên bụng,…
Thông thường trẻ sẽ bị chướng bụng khi gặp các vấn đề về tiêu hóa.
2.5. Trẻ bú kém
Nếu trẻ trước đây bú ngon nhưng đột nhiên chán ăn, bỏ bú thì có thể do con đang gặp vấn đề về sức khỏe. Nếu đang trong giai đoạn đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức, thì việc con khó tiếp nhận dẫn đến bỏ bú là điều dễ hiểu.
Biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ bú kém là bú ít hơn 1 nửa thể tích sữa so với bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng, người xanh xao, nhẹ cân, chậm phát triển ở trẻ.
2.6. Trẻ chậm tăng cân
Khi hệ tiêu hóa non nớt của con xảy ra vấn đề, khả năng dung nạp và hấp thu bị suy giảm sẽ khiến trẻ thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển đầu đời, từ đó tăng cân chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Để biết được trẻ có đang chậm tăng cân hay không, mẹ nên thường xuyên cân đo trẻ, đồng thời quan sát biểu hiện của con. Nếu trẻ mệt mỏi, uể oải, cơ thể gầy gò không lớn, da có dấu hiệu mất nước thì có thể cơ thể trẻ đang gặp vấn đề. Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, trẻ thiếu hụt năng lượng và cấu trúc cơ bị suy yếu.
3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa
Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
3.1. Cho trẻ bú đúng tư thế
Mẹ nên cho trẻ bú đúng tư thế, đầu và thân nằm trên đường thẳng, bụng áp sát vào bụng mẹ để ngăn ngừa được tình trạng trào ngược lên thực quản gây nôn trớ. Đồng thời, sau khi con bú xong, mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng ít nhất 30 phút kết hợp vỗ lưng ợ hơi.
Ngoài ra, để tránh bị nôn hoặc quá no, mẹ nên phân chia các lần bú hợp lý, tránh dồn lượng sữa trong 1 lần, đồng thời có thể cho trẻ bú ít nhưng tăng cữ bú để đảm bảo đủ dinh dưỡng và không bị mất nước.
3.2. Bổ sung nước và thực phẩm giàu chất xơ
Với trẻ bú sữa mẹ, nếu trẻ bị táo bón, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, đồng thời uống nhiều nước để nguồn sữa mát hơn. Nhờ đó, khi bú sữa, trẻ cũng được thừa hưởng nguồn chất xơ dồi dào, giúp cải thiện tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và đi tiêu hiệu quả.
Nếu trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên ưu tiên các loại sữa chứa đạm mềm nhỏ cùng hàm lượng chất xơ dễ tiêu hóa để giúp con hấp thu tốt mà không lo khó táo bón.
3.3. Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh
Như đã nói, hệ miễn dịch của trẻ rất non yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến tiêu chảy. Do đó, mẹ nên thường xuyên dọn dẹp môi trường xung quanh, đặc biệt là những đồ vật trẻ hay ngậm vào miệng. Hơn nữa, mẹ cũng nên vệ sinh kỹ núm vú trước và sau mỗi lần cho trẻ bú.
Với trẻ uống sữa công thức, nếu uống sữa làm trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cân nhắc xem trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào không. Tốt nhất là nên chọn sữa có vị thanh nhạt, không hương liệu, được làm từ nguồn sữa chất lượng cao để hạn chế tối đa tình trạng này.
3.4. Tắm nước ấm và massage bụng cho trẻ
Trong lúc trẻ bị đau bụng, mẹ chỉ nên cho trẻ tắm bằng nước ấm (khoảng 35 độ C) bởi điều này sẽ giúp cơ thể thư giãn, tăng lưu thông tuần hoàn máu, làm ấm bụng, từ đó giảm bớt các triệu chứng đau bụng.
Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp massage bụng cho trẻ để kích thích hoạt động của nhu động ruột, giảm bớt các triệu chứng về tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu, táo bón. Lưu ý rằng, không nên massage khi trẻ quá no hoặc quá đói và chỉ nên thực hiện 1 – 2 lần/ngày..
3.5. Đưa trẻ đi khám
Khi nhận thấy trẻ bú kém, tăng cân chậm hoặc kèm theo nhiều dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác, bố mẹ nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Bởi dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng. Nếu không phát hiện nguyên nhân kịp thời và điều trị sẽ làm cản trở đến khả năng hấp thu, khiến trẻ chậm phát triển hơn sau này.
3.6. Chọn sữa công thức phù hợp
Nếu con yêu của bạn bị rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang sử dụng sữa công thức, hoặc đổi loại sữa công thức mới thì có thể loại sữa này không phù hợp với trẻ. Tốt nhất là trong giai đoạn đầu đời, mẹ nên chọn cho trẻ loại sữa đạm mềm nhỏ, chứa nhiều chất xơ dễ tiêu hóa và các dưỡng chất thiết yếu giúp con hấp thu tốt.
Chẳng hạn như Friso Gold. Đây là dòng sữa được nhiều phụ huynh Việt tin chọn nhờ chứa hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên được bảo toàn thông qua quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần, giúp trẻ đi ngoài phân tốt, ít bị táo bón.
Chưa kể, sản phẩm còn bao gồm hàm lượng chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides tạo điều kiện cho trẻ hấp thu nhanh và phát triển toàn diện. Ngoài ra, sản phẩm còn sở hữu nguồn sữa mát chất lượng cao được nhập khẩu 100% từ Hà Lan, giúp con êm dịu tiêu hóa, ăn ngon, ít quấy khóc và ngủ ngon.
Sữa Friso Gold chứa các đạm nhỏ tự nhiên giúp trẻ tiêu hóa tốt, hấp thu dễ dàng.
Ngoài ra, mẹ có thể hạn chế chứng rối loạn tiêu hóa bằng cách cải thiện hệ miễn dịch, từ đó hạn chế các tác nhân gây hại làm ảnh hưởng đến đường ruột trẻ. Một trong những cách phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn hiện nay là sử dụng Friso Gold Pro.
Theo đó, sản phẩm ghi điểm nhờ chứa dưỡng chất HMO giúp tăng cường miễn dịch vượt trội, cho con yêu khỏe mạnh từ bên trong và ít ốm vặt hơn. Đi kèm đó là chất xơ PureGOS có tác dụng cân bằng vi sinh đường ruột, thúc đẩy quá trình lên men tại hệ tiêu hóa, nhờ đó trẻ dễ đi ngoài, phân cũng mềm và xốp hơn.
Friso Gold Pro giúp trẻ cải thiện miễn dịch từ bên trong nhờ HMO và chất xơ PureGOS
4. Cách phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên:
4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ hợp lý
Vì dinh dưỡng của mẹ quyết định chất lượng sữa cho trẻ nên mẹ hãy ưu tiên ăn những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, không ăn những món ăn lạ, có vị mặn, cay, chua, thức ăn nhanh, thực phẩm sống, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều đường, các chất kích thích, rượu bia hoặc caffein. Tốt nhất nên áp dụng công thức 1:1 chất đạm và chất xơ trong thực đơn hằng ngày để tăng chất lượng sữa mẹ.
4.2. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trẻ
Đây là điều mà bố mẹ nên thực hiện thường xuyên để bảo vệ hệ miễn dịch và sức khỏe đường ruột của trẻ. Cụ thể:
- Giữ gìn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn, tươi mới và phù hợp với trẻ, không có các đặc tính gây dị ứng…
- Khử trùng các loại dụng cụ, đồ chơi xung quanh. Không cho trẻ đưa vào miệng sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập.
- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ nhỏ, rửa tay trước khi ăn bằng các loại xà phòng diệt khuẩn.
5. Những câu hỏi thường gặp về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa:
5.1. Tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa kéo dài bao lâu?
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thông thường sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, trẻ gặp phải các vấn đề về sức khỏe gây rối loạn tiêu hóa nhưng không điều trị kịp thời khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy, mẹ nên có biện pháp kịp thời khi thấy cơ thể con thay đổi.
5.2. Mẹ nên ăn gì để con không bị rối loạn tiêu hóa khi bú?
Trong quá trình cho con bú, mẹ nên chú trọng vào chế độ dinh dưỡng của bản thân để đảm bảo không ảnh hưởng chất lượng sữa, gây táo bón cho trẻ. Một vài thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của thiên thần nhỏ mà mẹ nên ăn thường xuyên là chuối, sữa chua, các loại hạt, trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà,…
Mẹ nên chú trọng chế độ dinh dưỡng để có nguồn sữa mát chất lượng cho trẻ.
5.3. Trẻ nên uống thuốc gì khi bị rối loạn tiêu hóa
Khi nhận thấy trẻ sơ sinh có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mẹ không nên tự ý cho uống thuốc mà phải đưa con đến phòng khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị, tránh để lại hệ lụy về sau.
Trên đây là những nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài viết này, mỗi bậc phụ huynh đã có thêm thật nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc con tốt hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh sau này của trẻ nhé!