Trẻ sơ sinh hay đánh rắm là do đâu?

Tác giả: huong

Đánh rắm là hiện tượng bé xì hơi để khí thừa được thoát ra, bụng cảm thấy dễ chịu hơn. Theo các nghiên cứu, trẻ sơ sinh chỉ nên xì hơi không quá 10 lần trong ngày. Nếu trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều lần vượt quá con số này, có thể trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa.

Đánh rắm nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Trẻ sơ sinh hay đánh rắm

Do đau dạ dày

Đánh rắm nhiều là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, khi đau dạ dày thì cơ thể còn gặp các triệu chứng khác như đau bụng, ợ nóng, ợ chua…

Do rối loạn đường ruột

Một số bệnh rối loạn về đường ruột thường gặp: viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích đường ruột. Ngoài dấu hiệu đánh rắm, xì hơi nhiều, chúng còn gây nên nhiều triệu chứng bất thường khác. Dễ thấy nhất là hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy, đại tiện ra máu, đau bụng liên tục…

Vì sao trẻ sơ sinh hay đánh rắm nhiều?

Trẻ sơ sinh hay đánh rắm

 

– Thức ăn khó tiêu là một trong những “thủ phạm” chính khiến trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều. Bởi hệ tiêu hóa của bé còn kém và khá non nớt. Thức ăn khó tiêu sẽ ứ đọng trong ruột lâu ngày. Khi đó, ngoài dấu hiệu xì hơi nhiều, bé còn có thể bị đua bụng, ọc sữa, chán ăn…

– Nếu bé đang bú mẹ, mẹ cần xem lại nguồn thực phẩm mình hấp thu hàng ngày. Thức ăn của mẹ chứa nhiều thực phẩm khó tiêu làm ảnh hưởng đến chất lượng dòng sữa. Hãy hạn chế các loại hạt, các sản phẩm từ sữa, thức uống có caffein, gia vị cay nóng…

– Bú quá nhiều sữa đầu cũng khiến bé hay đánh rắm. Hàm lượng đường lactose có nhiều trong đợt sữa đầu. Latose là một chất khiến bé đầy hơi và gặp khó khăn trong tiêu hóa. Do đó, khi cho con bú, mẹ nên bỏ bớt lớp sữa chảy ra ban đầu và cho con bú lớp sữa đục sau đó.

– Trẻ sơ sinh hay đánh rắm nhiều có thể là do trẻ ăn dặm quá sớm. Độ tháng tuổi ăn dặm hợp lý nhất là khi bé đạt 6 tháng tuổi trở lên. Nếu sớm quá, hệ tiêu hóa của bé chưa đủ sức hấp thu nguồn thức ăn lạ từ bên ngoài. Nó gây nên những trục trặc tiêu hóa mà đánh rắm nhiều là dấu hiệu đầu tiên.

– Đối với trẻ bú bình, nếu mẹ cho bé bú không đúng cách sẽ khiến bé nuốt nhiều không khí. Từ đó dẫn đến tình trạng trướng bụng, đầy hơi. Điều này đòi hỏi bé phải xì hơi nhiều để giải phóng khí thừa.

Ngoài những nguyên nhân trên, nếu trẻ đánh rắm hơn 10 lần trong ngày và diễn ra nhiều ngày, cha mẹ nên đưa con đi khám. Vì có thể trẻ đang mắc một bệnh lý về tiêu hóa nào đó.

Mẹ cần làm gì để khắc phục?

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chỉ nên cho bé ăn dặm đúng thời điểm. Mẹ nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, cho ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc để hệ tiêu hóa của bé quen dần. Mặt khác, trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều có thể là dấu hiệu phản ứng mỗi khi mẹ đổi loại sữa. Mẹ cần xem xét lại loại sữa công thức con đang dùng.

Trẻ sơ sinh hay đánh rắm

– Cho bé bú đúng cách, giữ đầu bé cao hơn với bao tử. Với tư thế này, sữa sẽ trôi xuống thẳng bao tử còn phần khí ở lại ở trên để bé dễ ợ hơi.

– Lựa chọn bình sữa của bé có thiết kế núm vú chảy chậm tránh tình trạng bé nuốt quá nhiều khí thừa.

– Massage nhẹ vùng bụng của bé mỗi sáng theo chiều kim đồng hồ kích thích nhu động ruột, giúp bé dễ dàng tống hơi ra ngoài theo đường hậu môn.

Đánh rắm là một hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường, nhưng nếu trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường về tiêu hóa, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Hãy chú ý nhiều đến sức khỏe của con để con luôn khỏe mạnh và lớn khôn từng ngày nhé!

Theo Khoe.online tổng hợp