Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn
Tác giả: huong
Thông thường trẻ bị ngộ độc thức ăn là do ăn những thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn hoặc độc tố. Đau bụng từng cơn hoặc tiêu chảy là dấu hiệu dễ nhận biết nhất trong lúc này. Nếu cha mẹ không biết xử lý đúng cách, trẻ có thể bị sốt, hạ đường huyết, mất nước và kể cả chứng co giật.
Triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc thức ăn
Nếu trẻ bị ngộ độc do độc tố thức ăn, trẻ sẽ đau bụng dữ dội. Hầu như trẻ bị buồn nôn nhiều lần trong ngày. Nếu tác nhân chủ yếu là do vi khuẩn, trẻ thường gặp tiêu chảy kèm theo đau quặn bụng từng cơn trước khi đi tiêu. Ngoài ra, triệu chứng đi ngoài ra máu còn gặp ở một số trẻ bị nhiễm khuẩn tổn thương ruột.
Cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thức ăn?
Xem xét lại thức ăn của trẻ
Nếu phát hiện trẻ bị ngộ độc thức ăn, các bậc phụ huynh nên xem xét lại con đã ăn những món nào. Nếu nghi ngờ món ăn đó đã bị ôi thiu, có vi khuẩn, có độc tố, tuyệt đối ngưng ngay. Chúng ta không nên tiếp tục cho trẻ ăn món đó nữa.
Không tùy ý cho trẻ uống thuốc tiêu chảy
Bởi khi trẻ ngộ độc thức ăn thì chỉ cần nguồn thức ăn này đào thải ra khỏi ruột là bệnh sẽ khỏi. Thuốc cầm chứng tiêu chảy chỉ càng làm cho vi khuẩn lưu trú trong ruột lâu hơn. Nếu thiếu hiểu biết, cha mẹ cho bé uống thuốc chỉ càng làm cho bệnh tình trở nên nặng thêm.
Lưu ý khi pha oresol cho trẻ
Một số phụ huynh vì muốm trẻ tránh tình trạng mất nước nên pha oresol cho con. Tuy nhiên cần dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Chúng ta cần pha theo đúng hướng dẫn và chỉ nên cho bé uống từ từ. Khi uống oresol mà vẫn chưa cải thiện tình hình, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Do trẻ đi ngoài quá nhiều nên truyền dịch là cách tốt nhất để bù đắp nước và chất điện giải.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Nếu trẻ có những dấu hiệu nặng như: buồn nôn nhiều, chất nôn có màu xanh hoặc có máu, bụng trướng dữ dội, phân có máu…Hãy đưa trẻ đi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.
Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu
Trong thời gian này, cha mẹ nên cho con mình ăn cháo loãng, thức ăn dễ mềm, dễ tiêu. Những món ăn dạng lỏng sẽ giúp ruột dễ tiêu và mau phục hồi. Chúng có tác dụng hỗ trợ tăng cường men tiêu hóa.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên. Mọi loại thuốc kháng sinh khi cho trẻ dùng phải có chỉ định của bác sĩ. Để tránh tình trạng ngộ độc xảy ra, các bậc phụ huynh hãy tập cho con em mình thói quen rửa tay trước khi ăn. Chúng ta cần lựa chọn thức ăn được chế biến an toàn và bảo quản cẩn thận.
Theo Khoe.online tổng hợp