6 Bài thuốc dân gian trị hăm tã ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Tác giả: sites

Hăm tã là tình trạng rất phổ biến xảy ra ở trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này mà Khoe.online đã chia sẻ với các gia đình cũng như cách phòng tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh. Bạn có thể tham khảo ngay tại đây: “Hăm tã ở trẻ sơ sinh – kinh nghiệm chia sẻ đến các mẹ

Ngoài ra, trong trường hợp bé nhà bạn đã và đang bị hăm tã, bạn có thể tham khảo một số cách dân gian – theo báo điện tử Khiến thức – dưới đây để những triệu chứng này không còn xuất hiện nữa.

Cây mã đề

hăm tã ở trẻ sơ sinh

Cây mã đề giúp chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh rất tốt mà cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần dùng một ít lá cây mã đề tươi, đem rửa sạch và ngâm qua nước muối để ráo. Rồi vò nát thoa nhẹ lên da bé. Nước cây mã đề sẽ thấm lên trên da bé, giúp làm dịu da và làm lành những tổn thương trên da do hăm tã.

Chè xanh hoặc nụ vối

Hay lá chè xanh, nụ vối hoặc lá trầu không cũng là những bài thuốc từ thiên nhiên hiệu quả cho việc chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ chỉ cần đem lá đi nấu lấy nước đổ ra thau tắm của bé. Đợi cho nước nguội, còn hơi âm ấm, bố mẹ dùng khăn thấm nước lau nhẹ lên vùng da hăm của bé. Thực hiện vài ngày, các vết hăm của bé sẽ đỡ bị tấy, ngứa và nhanh chóng lành lại.

Búp ổi

hăm tã ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể dùng lá ổi hoặc búp ổi rửa sạch. Đun lấy nước và dùng để rửa lên vết hăm của bé. Sau đó lau khô cho da bé được khô thoáng. Bé sẽ cảm thấy đỡ khó chịu hơn.

Lá khế

Lá khế cũng có thể dùng để trị hăm tã ở trẻ sơ sinh rất tốt. Bạn chỉ cần đem một nắm lá khế đi rửa sạch, vẩy cho ráo nước. Sau đó, giã nát lá khế cùng chút muối, cho thêm nước sôi vào. Rồi để nguội, chắt lấy nước và chấm lên chỗ da hăm của bé.

Dầu ô liu

hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hoặc, bố mẹ có thể thoa một lớp mỏng dầu ô liu lên vùng mông, vùng đùi của bé để làm lành vùng da đang bị hăm và bảo vệ làn da bé khỏi bị sưng đỏ.

Cỏ roi ngựa

Bố mẹ cũng có thể dùng cỏ roi ngựa để trị hăm tã ở trẻ sơ sinh như sau. Cỏ roi ngựa rửa sạch, sao khô, cho vào nước sôi hãm chừng 10 – 15 phút. Tiếp đến, dùng miếng bông mềm thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm của bé và để tự khô. Mỗi ngày làm vậy từ 2 – 3 lần.

hăm tã ở trẻ sơ sinh

Lưu ý khi chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Khi chữa hăm cho bé, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Kiểm tra và thay tã thường xuyên cho bé để da bé được sạch sẽ và khô thoáng.
  • Không quấn tã quá chặt làm da bé bị các vết hằn và bí
  • Không bôi phấn rôm để tránh làm bí da tăng thêm tình trạng hăm
  • Chỉ nên dùng nhất định một loại kem bôi mà da bé không bị kích ứng.
  • Không dùng chung kem chống hăm với các bé khác
  • Bạn không nên dùng ngón tay đã chạm lên vùng da hăm của bé để lấy kem trong hũ và thoa lên các vùng khác mà hãy dùng những ngón tay khác. Để tránh vết hăm của bé bị lây lan.
  • Nếu có thể, sau khi vệ sinh cho bé xong, bạn hãy để da bé được khô thoáng trước khi mặc tã mới trong thời gian ngắn. Làm vậy sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Da bé được thông thoáng và các vết hăm trên da bé cũng sẽ mau lành hơn.

Ngoài những điều lưu ý trên, bố mẹ cũng đừng quên rửa tay sạch sẽ trước tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé nhé.

Trên đây là những bài thuốc chữa hăm dân gian và những lưu ý cho bố mẹ khi điều trị hăm cho trẻ. Tuy nhiên, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Bố mẹ nên đưa bé đi khám và hỏi thăm ý kiến cụ thể của bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc trên hoặc sử dụng các loại thuốc bôi đã được bào chế sẵn bán trên thị trường nhé.

Theo Khoe.online tổng hợp