Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị

Tác giả: sites

Quai bị là căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì thế tiêm phòng quai bị là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng để ngăn ngừa căn bệnh này.

Dấu hiệu của bệnh quai bị ở trẻ
Dấu hiệu của bệnh quai bị ở trẻ

Bệnh quai bị là do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra, khiến trẻ bị sốt cao kèm theo việc sưng tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có khả năng gây lân lan rất nhanh thông qua đường hô hấp là chính. Vì thế, bố mẹ nên tiêm vacxin quai bị cho bé ngay khi đủ 12 tháng.

1. Tiêm vacxin phòng quai bị

Tiêm phòng quai bị để phòng ngừa bệnh
Tiêm phòng quai bị để phòng ngừa bệnh

Cách phòng ngừa bệnh quai bị tốt nhất là dùng vắc xin tiêm phòng, bạn có thể tới các cơ sở y tế gần nhà để tiến hành tiêm phòng cho trẻ.

Có hai loại vắc xin chính là loại đơn và tam liên MMR – phòng ngừa cùng lúc cả ba loại bệnh gồm quai bị, bệnh sởi cùng Rubella.

Trẻ từ 12 tới 14 tháng tuổi nên được tiêm ngừa loại vắc xin tam liên MMR để phòng ngừa cả ba căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Khi trẻ được 4-6 tuổi thì tiếp tục tiêm mũi thứ hai, việc tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp trẻ có sự miễn dịch tốt nhất chống lại những căn bệnh này.

Cách chữa bệnh quai bị tại nhà hiệu quả nhất

Bệnh quai bị ảnh hưởng đến sức khỏe và gây phiền phức cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy có cách chữa bệnh quai bị hiệu quả nào có thể nhanh chóng chấm dứt bệnh sớm nhất. Bệnh quai bị và những điều cần phải biết Những triệu…

2. Các lưu ý khi tiêm phòng quai bị

– Không được tiêm vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi.

Dị ứng với thành phần của vacxin thì tuyệt đối không nên tiêm, cần phải nói rõ với bác sĩ về tình trạng dị ứng của con để được tư vấn chính xác nhất.

– Suy giảm miễn dịch bẩm sinh thì cũng không nên tiêm phòng quai bị.

– Bệnh nhân đang bị bệnh nặng, sốt cao hay trong trường hợp đang hồi phục sức khỏe sau cơn bệnh cũng không nên sử dụng vắc xin tiêm phòng quai bị ngay mà phải chờ khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh thì mới tiêm được.

– Phụ nữ đang mang thai cũng không được tiêm vacxin quai bị.

– Người đang mắc những bệnh về máu và đang được trị phóng xạ.

3. Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng quai bị

Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng quai bị
Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng quai bị

Đa phần trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề gì sau khi tiêm phòng, tuy nhiên có một số trường hợp trẻ sẽ bị sốt nhẹ, đau nhức hoặc bị sưng đỏ nơi tiêm.

Các trường hợp này khá ít và cho dù có bị nặng hơn như phát ban, sưng hạch, co giật… cũng đều vô cùng hiếm thấy. Do đó, các bậc cha mẹ không nên lo lắng và để trẻ tiêm phòng là tốt nhất.

Bị quai bị cần kiêng gì cho nhanh khỏi bệnh?

Khi mắc bệnh quai bị kiêng gì? - Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi gặp phải căn bệnh này. Quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng vẫn có xuất hiện ở người lớn. Bệnh quai bị tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu…

4. Những bệnh viện có tiêm vacxin ngừa quai bị

Hiện nay có khá nhiều nơi có tiêm vacxin ngừa quai bị, tham khảo danh sách bệnh viện dưới đây:

  • Bệnh viện Nhiệt đới
    Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, phường 1, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
    Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện Từ Dũ
    Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  • Viện Pasteur
    Địa chỉ: 167 Pasteur, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh

Ngoài ra có thể tiêm vacxin ngừa quai bị ở bệnh viện địa phương và trung tâm y tế dự phòng.

Bệnh quai bị ở nữ có nguy hiểm không?

Bệnh quai bị không ngoại trừ bệnh nhân nam hay nữ, bệnh có thể tìm đến bất cứ lứa tuổi hay giới tính nào. Vậy bệnh quai bị ở nữ có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản hay không? Bệnh quai bị và những điều…

5. Các cách phòng bệnh quai bị khác

Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh, vì thế trước khi mần bệnh tìm đến chúng ta nên tìm cách ngăn chặn trước. Một số cách phòng bệnh quai bị cụ thể như sau:

– Nên tiêm phòng cho trẻ em ngay khi đủ tuổi. Ngay cả người lớn chưa được tiêm phòng hay tiêm không chất lượng cũng phải tiêm lại.

– Cách ly với người bệnh. Bởi vì đây là bệnh rất dễ lây lan, cụ thể là lây lan qua đường hô hấp. Chỉ cần người bệnh hắt hơi, ho thì người bên cạnh cũng đã có thể mắc bệnh.

– Những trường hợp nhất thiết phải tiếp xúc với người bệnh thì phải mang khẩu trang và tắm rửa sạch sẽ.

– Nên hạn chế đến những nơi đông đúc, đây là môi trường lây lan nhanh.

– Người bình thường không được dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.

Bệnh quai bị là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, một trong những cách ngăn ngừa hữu hiệu nhất là đến bác sĩ để tiêm phòng. Việc tiêm phòng quai bị sẽ giúp trẻ tăng cường sự miễn dịch với căn bệnh này cũng như có được sức khỏe tốt hơn.

Theo Khoe.online tổng hợp