Nên làm gì khi trẻ bị nôn và đi ngoài ?

Tác giả: sites

Hệ miễn dịch của trẻ em còn khá yếu nên trẻ dễ dàng bị các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Trong đó, thông thường nhất là tình trạng bị nôn và đi ngoài liên tục, kéo dài khiến các bậc cha mẹ lo lắng vì không biết là dấu hiệu của bệnh gì. Sau đây là nguyên nhân cũng như cách chăm sóc cho trẻ bị nôn và đi ngoài mà bạn nên biết.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn và đi ngoài

Trẻ bị nôn và đi ngoài là dấu hiệu cảu bệnh gì ?
Trẻ bị nôn và đi ngoài là dấu hiệu cảu bệnh gì ?

Khi trẻ có tình trạng đi ngoài liên tục kèm theo nôn ói thì có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây.

Thức ăn 

Trẻ có thể ăn phải các thức ăn ôi thiu hay chưa được chế biến kỹ lưỡng dẫn tới các vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm xâm nhập vào cơ thể trẻ gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần cũng như nôn mửa. Hoặc chế độ dinh dưỡng cảu trẻ cũng không phù hợp, quá nhiều chất đạm và bột đường cũng có thể dẫn tới tình trạng trên.

Các bệnh nhiễm khuẩn kéo dài

Trẻ có thể bị mắc một số bệnh như viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết dẫn tới việc đi ngoài và nôn ói không kiễm soát được. Trong tình trạng này bạn nên cho trẻ tới bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác cũng như cách điều trị đúng đắn.

Tiêu chảy cấp

Trẻ bị nôn và đi ngoài có thể là do tiêu chảy cấp
Trẻ bị nôn và đi ngoài có thể là do tiêu chảy cấp

Đây là một căn bệnh nặng và nguy hiểm mà bạn nên theo dõi nếu trẻ bị nôn và đi ngoài. Thông thường, khi bị tiêu chảy cấp, trẻ sẽ đi ngoài trên ba lần trong một ngày, phân lỏng và có mùi. Bệnh có thể kéo dài trong nhiều tuần, số lần đi ngoài cũng tăng giảm tùy theo ngày kèm theo đó là tình trạng nôn, biếng ăn, xanh xao, đầy bụng và đổ mồ hôi lạnh. Những triệu chứng này khiến trẻ bị mất nước nhanh chóng và nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn suy tuần hoàn, trụy tim mạch và thậm chí là tử vong.

Viêm dạ dày hay viêm ruột cấp

Một căn bệnh khác cũng có thể là nguyên nhân của việc trẻ bị nôn và đi ngoài là viêm ruột hay viêm dạ dày. Trẻ sẽ bị tiêu chảy kèm theo nôn ói liên tục, nếu không có cách điều trị ngay lạp tức thì cũng sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm không kém tiêu chảy cấp.

2. Cách chăm sóc trẻ bị nôn và đi ngoài

Bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi khi trẻ bị đi ngoài và đau bụng, tốt nhất là nằm trong tư thế mà trẻ thấy dễ chịu nhất. Bạn cũng nên theo dõi và bù nước lại cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước đầy đủ, không nên cho trẻ uống những loại nước như nước trái cây, cà phê, nước tăng lực… vì có thể có ảnh hưởng tới dạ dày trong lúc trẻ còn đang yếu vì bệnh.

Cho trẻ uống nhiều nước khi bị nôn và đi ngoài nhiều lần
Cho trẻ uống nhiều nước khi bị nôn và đi ngoài nhiều lần

Ngay cả khẩu phần ăn của trẻ cũng cần phải được lưu ý, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, chia nhỏ bữa ăn để trẻ không bị đầy bụng. Đồng thời cũng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thei61t cho trẻ để tăng sức đề kháng qua cơn bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi thường xuyên tình trạng của trẻ, nếu trẻ bị nôn và đi ngoài trong hai giờ liên tục, bị mất nước trầm trọng, bắt đầu có các cơn co giật hay có máu lẫn trong phân thì phải lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để có chữa trị kịp lúc.

3. Phòng ngừa tình trạng trẻ bị nôn và đi ngoài

Chế biến thức ăn cho trẻ cẩn thận
Chế biến thức ăn cho trẻ cẩn thận

Trẻ cần có một chế độ ăn kỹ lưỡng cũng như đầy đủ thì mới tránh được tình trạng bị nhiễm vi khuẩn, thêm nữa các thức ăn hay nước uống đều phải đảm bảo vệ sinh. Bạn cũng nên vệ sinh thân thể cho trẻ như tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay móng chân… Đặc biệt, sau mỗi lần đi ngoài, bạn nên rửa tay cho trẻ thật cẩn thận để vi khuẩn không dễ dàng xâm nhập vào người trẻ qua đường miệng.

Trẻ bị nôn và đi ngoài là một tình trạng thường thấy, nếu có cách xử lý chính xác, bé sẽ không bị bất kỳ di chứng gì. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm, do đó bạn nên đưa trẻ tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cũng như điều trị hiệu quả nhất.

Theo Khoe.online tổng hợp