Thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên làm gì?

Tác giả: huong

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề thường gặp ở những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Tùy vào những biểu hiện sức khỏe của trẻ mà tiêu chảy ở giai đoạn sơ sinh sẽ được nhận xét là một biểu hiện thông thường hoặc nghiêm trọng. Tuy vậy nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài, và không được chữa trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhưng nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Khi thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên làm gì?

trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trong những tháng ngày đầu tiên của cuộc đời, hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh có một số đặc biệt, từ đó chất thải của trẻ cũng không giống với người bình thường, đôi khi biến thể theo nhiều hình thức khác nhau do thay đổi cơ thể hoặc do màu sắc loại sữa, loại thực phẩm bé được uống, ăn.

Tuy vậy trường hợp tiêu chảy ở trẻ sơ sinh lại có những đặc điểm là:

  • Phân lỏng hơn bình thường, đi ngoài từ 3-5 lần ngày hoặc nhiều hơn.
  • Phân lỏng toàn nước, có màu sắc lạ kỳ như xanh, vàng, trắng, có máu, đi nhiều từ 8-10 ngày.
  • Trẻ khóc khi được sờ, nắn bụng, mệt mỏi, hay la khóc, bú kém…

Những trường hợp trẻ sơ sinh hoàn toàn bú mẹ, không sử dụng các loại sữa ngoài thì vấn đề đi lỏng nhiều lần trong ngày, nhưng vẫn bú và ngủ bình thường thì không phải là hiện tượng tiêu chảy.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi mới sinh ra, cơ thể còn yếu và chưa thích nghi được với môi trường sống mới, trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải các chứng bệnh khác nhau. Một số nguyên nhân chung khiến trẻ bị tiêu chảy có thể kể đến:

– Do dị ứng thực phẩm

Một số trẻ được kết hợp thêm bú sữa ngoài, nếu không thích ứng được với một số chất có trong sữa hoặc khi đã được ăn dặm bằng một số loại thức ăn đặc biệt, nhưng bị dị ứng sẽ dẫn đến khả năng tiêu chảy.

– Rối loạn tiêu hóa

Đôi khi những vấn đề rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng đường ruột cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy đột ngột. Hoặc nếu mẹ cho bé uống thêm sữa công thức sau một thời gian bú sữa mẹ, hoặc kết hợp dùng thêm sữa công thức cũng có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.

– Khả năng thu nhận thức ăn kém

Do còn quá nhỏ, đôi khi khả năng tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được ổn định. Do vậy khi hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể, một số dưỡng chất không được đi sâu vào bên trong mà bị giữ lại nơi thành ruột, khiến cơ thể trẻ bị thiếu dinh dưỡng, dạ dày không tiêu hóa ổn định.

– Nhiễm trùng đường ruột

Là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột phát sinh do các loại virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc do nhiễm ký sinh trùng khi uống sữa công thức pha không đảm bảo. Tuy vậy nếu được chữa trị kịp thời bằng loại kháng sinh phù hợp, trẻ có thể lành dần và ổn định trở lại.

3. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi mới phát hiện dấu diệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc sau đây để ổn định đường ruột của bé:

trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

  • Cho trẻ uống thêm sữa mẹ để bù lượng nước kịp thời do tiêu chảy.
  • Trẻ sơ sinh cũng có thể uống thêm từ 100-200 ml nước sôi để nguội, đã được diệt khuẩn và có độ ấm nhẹ mỗi ngày.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé, cũng như rửa sạch tay khi cho trẻ bú và khi thay tã.
  • Với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên có thể cung cấp một số loại nước ép rau củ an toàn để bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng.
  • Cho uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài nếu được bác sĩ cho phép.

4. Những lưu ý khi thất trẻ bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể nhận biêt rõ rệt những biểu hiện tiêu chảy nguy cấp. Khi thấy một số đặc điểm sau đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viên để được khám và điều trị:

  • Tiêu chảy liên tục trên 2 ngày.
  • Nôn trớ, không thể uống sữa.
  • La khóc khi ấn nhẹ vào phần bụng của trẻ.
  • Sốt cao li bì.
  • Trong phân có lẫn máu.
  • Da tái, miệng lưỡi khô, mắt trũng hơn, khóc nhưng không ra nước mắt. Điều này cho thấy trẻ đang bị mất nước trầm trọng, cần được điều trị thông qua các giải pháp truyền nước theo chỉ thị của bác sĩ.

Khi thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, cha mẹ không nên tự động cho trẻ uống các loại thuốc chữa trị, kháng sinh, men tiêu hóa… mà không có chỉ định từ bác sĩ. Hết sức lưu ý trong quá trình vệ sinh dụng cụ bình bú, đảm bảo an toàn về chất liệu, loại sữa công thức và quy cách cho bú hằng ngày để hệ tiêu hóa của bé luôn được ổn định.

Theo khoe.online tổng hợp