Trẻ bị ho mẹ nên lưu ý những gì?

Tác giả: sites

Tình trạng trẻ bị ho thường vô cùng phổ biến trong suốt giai đoạn trẻ phát triển. Có đa dạng các nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ bị ho cũng như cách thức để các bậc phụ huynh điều trị trong trường hợp ho ở trẻ. Không phải cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ để hạn chế những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ trong suốt giai đoạn trẻ bị ho. Vậy bạn biết gì về tình trạng ho ở trẻ? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Có những trường hợp ho nào ở trẻ?

trẻ bị ho
Ho ở trẻ có rất nhiều loại

Ho khan ở trẻ

Tình trạng ho khan ở trẻ rất dễ xảy ra khi trẻ bị viêm họng, trẻ gặp tình trạng hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, trẻ ho không có đờm, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi trẻ ho sẽ rất dễ làm cho trẻ bị nôn, trớ, trẻ trở nên mệt mỏi, biếng ăn…

Ho có đờm ở trẻ

Ho có đờm là một trong những triệu chứng của bệnh viêm xoang hoặc viêm phế quản, lúc trẻ ho thường kèm theo rất nhiều đờm loãng hay đặc. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng trẻ có đờm khi trẻ ho luôn mang cảm giác nặng ngực, trẻ thở một cách mệt mỏi.

Trẻ bị ho sù sụ

Trẻ bị ho sù sụ rất dễ xảy ra khi trẻ bị dị ứng thời tiết, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột hoặc cũng có thể do các loại vi rút làm nhiễm trùng đường hô hấp tạo nên tình trạng ho ở trẻ. Đây cũng được xem là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh ho này ở trẻ rất dễ bắt gặp về đêm, trẻ thường hay thở khò khè, hơi thở lớn và bệnh thường do nhiễm trùng hoặc do sưng phần trên ở bộ phận đường hô hấp của trẻ. Hầu hết trường hợp ho sù sụ này ở trẻ đều là do bệnh bạch hầu thanh quản gây nên.

Trẻ bị ho lâu ngày

Những triệu chứng mà chúng ta rất dễ bắt gặp của bệnh ho lâu ngày ở trẻ đó là trẻ ho kèm theo chảy nước mũi, trẻ sốt nhẹ và hắt hơi. Tình trạng này là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp được gây ra bởi vi khuẩn bordetella. Thông thường, trẻ dưới 1 tuổi nếu như chưa được tiêm chủng ngừa rất dễ mắc phải tình trạng ho lâu ngày. Tốt hơn hết là cha mẹ hãy sớm đưa trẻ đi tiêm vacxin nhằm phòng ngừa bệnh này, các bạn có thể cho trẻ tiêm chung với những loại vacxin bạch hầu và uốn ván, loại vacxin này thường được tiêm 5 lần trước khi trẻ 6 ngày tuổi. Khi trẻ bị ho lâu ngày, tình trạng này rất dễ lây lan cho người khác qua chất dịch tiết ra khi trẻ ho và hắt hơi.

Cần làm gì khi bé bị ho khan? Cách phòng tránh và điều trị

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị ho khan, nếu không xác định rõ ngay từ đầu và có hướng điều trị kịp thời, bé sẽ ho dai dẳng và gây nên nhiều nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ho khan là như thế nào? Ho khan…

Trẻ bị ho khò khè

Trẻ bị ho kèm với tiếng thở khò khè và đây được xem là biểu hiện viêm đường hô hấp dưới. Đồng thời, bệnh ho khò khè ở trẻ khi đường hô hấp dưới của trẻ bị cản trở do một vật thể lạ hoặc cũng có thể do chất nhầy từ tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra.

Phòng ngừa ho cho trẻ như thế nào?

trẻ bị ho
Cha mẹ cần có cách chăm sóc tốt khi trẻ bị ho

+ Bổ sung nước thật nhiều cho trẻ, đảm bảo khẩu phần ăn uống hàng ngày của trẻ luôn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trong tất cả các bữa ăn,phải cho trẻ ăn nhiều rau, củ, quả nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

+ Vệ sinh thân thể cho trẻ luôn sạch sẽ. Các bậc phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ.

+ Khi thời tiết chuyển lạnh, mưa gió, chúng ta cần hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm lạnh nhằm giúp trẻ không bị tình trạng nhiễm lạnh.

+ không nên cho trẻ xuất hiện ở nơi nhiều người, nhất là trong mùa dịch bệnh.

Không nên làm gì khi trẻ bị ho?

Dùng thuốc liều mạnh

Khi trẻ bị ho, đồng nghĩa với cơ thể trẻ đang phản xạ nhằm đẩy toàn bộ đàm nhớt, các dị vật hay mầm bệnh ra ngoài môi trường. Vì vậy, khi chúng ta sử dụng thuốc ho cho trẻ chỉ có tác dụng giúp trẻ giảm những chịu trứng khó chịu chứ không thể làm dứt điểm tình trạng ho ngay lập tức cho trẻ được. Sai lầm của các bậc cha mẹ đó là tâm lý luôn muốn con em mình mau khỏi bệnh nên họ đã tự ý dùng những loại thuốc ho liều lượng mạnh, không thích ứng được với cơ thể của trẻ. Đó là nguyên nhân ta thường thấy trẻ rất dễ bị sốc thuốc kèm theo hàng loạt những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm đi kèm.

Bệnh ho gà ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ho gà là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em. Bệnh có diễn biến phức tạp, lây lan qua đường hô hấp, tỉ lệ tử vong cao. Do đó cần phải phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến…

Khi dùng thuốc, cha mẹ cần phải có sự đồng ý từ bác sĩ, tuân theo phác đồ điều trị ho của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc bên ngoài hay tự ý ngưng thuốc giữa chừng vì có thể sẽ làm tình trạng ho ở trẻ thêm phần trầm trọng.

Lạm dụng kháng sinh

Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động một phần nào đó của vi khuẩn, còn những bệnh do vi rút thì không có tác dụng gì cả. Mặt khác, vi rút chiếm đến 70% đến 80% nguyên nhân gây bệnh hô hấp cho trẻ. Nếu chúng ta lạm dụng kháng sinh cho trẻ trong suốt quá trình điều trị các bệnh hô hấp sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc cho trẻ. Nguy hiểm hơn đó là nếu chúng ta dùng kháng sinh một cách tùy tiện sẽ rất dễ làm tăng nguy cơ làm trẻ bị dị ứng, là nguyên nhân gây ra bệnh mãn tính ở trẻ, cụ thể là hen phế quản, viêm khớp, béo phì…

Ủ ấm bé quá kỹ

Khi trẻ bị ho, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ mặc quá nhiều lớp áo và cho bé nằm trong phòng kín cũng như tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với gió lùa. Tình trạng ho ở trẻ nếu đi kèm với sốt, chúng ta phải sử dụng trang phục thật thoáng mát nhằm tránh tích tụ nhiệt độ quá cao trong cơ thể trẻ, hãy mở vài cánh cửa trong nhà để giúp trẻ dễ thở hơn.

Kiêng thực phẩm

Khi trẻ bị ho, trẻ rất dễ gặp phải tình trạng biếng ăn nên nếu chúng ta kiêng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng vào thời điểm này sẽ là một sự sai lầm. Bởi lẽ, nếu cơ thể trẻ thiếu chất dinh dưỡng sẽ rất dễ làm trẻ mất sức đề kháng và bệnh càng nặng nề hơn. Trẻ bị ho, cha mẹ không cần cho trẻ ăn kiêng. Mặt khác, nếu tình trạng ho ở trẻ xuất phát từ nguyên nhân hen suyễn thì chúng ta cần phải hạn chế cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm dễ làm trẻ bị dị ứng như sữa bò, trứng, cá, cua, tôm… Còn nếu như trẻ không bị dị ứng thì chúng ta không cần phải cho trẻ ăn kiêng.

Ho ở trẻ là tình trạng bệnh hết sức phổ biến, chúng ta chỉ cần áp dụng đúng các phương pháp chăm sóc trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ là có thể giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc khi trẻ bị ho.

Theo Khoe.online tổng hợp