Bé bị sổ mũi: Mẹ phải làm sao?

Tác giả: sites

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sổ mũi vô cùng đa dạng. Khi bé bị sổ mũi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và thường làm cha mẹ hết sức lo lắng. Đặc biệt, nếu chúng ta để tình trạng sổ mũi ở bé quá lâu mà không điều trị dứt điểm thì sẽ rất dễ làm bé mắc thêm nhiều chứng bệnh khác cũng liên quan đến đường hô hấp như bé sẽ bị bệnh viêm xoang, viêm họng hay viêm phế quản… Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bé bị sổ mũi? Làm thế nào để khắc phục tình trạng bé bị sổ mũi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân bé bị sổ mũi

bé bị sổ mũi
Tình trạng bé bị sổ mũi vô cùng phổ biến

Bé bị cảm

Trong trường hợp bé bị cảm, trong mũi của bé sẽ sản sinh dịch mũi nhằm chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn lên phổi. Vào thời điểm này, dịch mũi có thể chảy dọc hướng xuống phần cổ họng của trẻ, rồi tràn ra khoang mũi và làm nên tình trạng trẻ bị sổ mũi

Bé bị viêm mũi

Khi bé bị viêm mũi, bé sổ mũi nhưng cơ thể bé không xuất hiện kèm theo bất cứ dấu hiệu nào khác của tình trạng bé bị sốt, bị cảm và cũng không phải thời điểm lúc bé vừa khóc xong. Thời điểm này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để sớm điều trị hiệu quả nhất.

+ Tình trạng bé bị viêm mũi nhẹ: Cha mẹ không cần cho trẻ uống thuốc, các bạn nên lưu ý chúng ta nên giữ gìn sức khỏe nhằm hạn chế tất các dấu hiệu dị ứng ở trẻ. Các bạn sẽ dùng dung dịch nhỏ mũi cho trẻ khoảng từ 1 đến 2 lần trong ngày và thường xuyên hút mũi cho trẻ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng tăm bông để vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ, chúng ta phải thật cẩn thận nhúng đầu tăm bông vào bát nước ấm. Bởi lẽ, đối với một chiếc tăm bông bị khô, nếu chúng ta đưa vào trong khoang mũi của trẻ sẽ làm các hạt bụi nhỏ li ti thường bám trên bề mặt tăm sẽ lập tức bám vào khoang mũi trẻ, điều này sẽ làm trẻ bị viêm mũi nặng nề hơn.

+ Trường hợp bé bị viêm mũi nặng: Chúng ta tuyệt đối cần phải tuân theo sự chỉ định về quá trình sử dụng thuốc hay tiêm chích ngừa cho trẻ từ phía bác sĩ. Các bạn cần hết sức lưu ý khi bé bị viêm mũi nặng sẽ rất dễ làm bé biểu hiện thêm các dấu hiệu ho hay viêm phổi…

Do thay đổi thời tiết

Khi thời tiết chuyển lạnh, mũi của bé sẽ lập tức phản ứng lại với môi trường không khí lạnh bên ngoài trước lúc luồng không khí này tiến hành xâm nhập vào phổi của trẻ. Các mạch máu nhỏ trong mũi trẻ do bị kích thích nên sẽ làm chúng bị giãn nở nhằm sưởi ấm luồng không khí lạnh của môi trường bên ngoài. Do sự giãn nở của các mạch máu bên trong khoang mũi nên gây tác động khiến mũi trẻ sẽ sản sinh ra nhiều dịch hơn. Đó chính là lý do gây nên tình trạng bé bị sổ mũi. Thời điểm khi thời tiết thay đổi lạnh dần, cha mẹ cần phải có biện pháp giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng tay, chân và đầu trẻ. Mặt khác, các bậc cha mẹ cũng hạn chế quấn quá chặt quần áo, chăn vào cơ thể trẻ vì sẽ làm trẻ đổ mồ hôi nhiều và gây cho trẻ không thoải mái. Chúng ta cũng không nên tắm hay rửa chân, tay, mặt, mũi cho trẻ bằng nước lạnh.

Bé bị dị ứng

Nếu trẻ trực tiếp tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng cho cơ thể trẻ như phấn hoa hay lông động vật sẽ rất dễ làm trẻ sổ mũi. Thực ra, việc chảy nước mũi của trẻ vào thời điểm này nhằm phản ứng lại với sự xâm nhập của các loại vi khuẩn.

Lưu ý: Khi tình trạng dị ứng của trẻ trở nên nghiêm trọng, chúng ta cần lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khắc phục và điều trị sớm nhất.

Bé khóc

Lúc bé khóc sẽ làm nước mắt của bé chảy từ tuyến lệ (nằm dưới mi mắt) dẫn đến khoang mũi. Khi nước mắt có sự kết hợp với chất dịch ở đây sẽ làm trẻ bị sổ mũi.

Cách giúp trẻ chống chảy nước mũi

bé bị sổ mũi
Khắc phục tình trạng bé bị sổ mũi

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo cách thức sau đây nhằm giảm tình trạng sổ mũi cho con em mình:

+ Cho bé nằm ngữa, đầu ngữa ra sau.

+ Dùng dung dịch nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của trẻ. Nếu trẻ dưới 1 tuổi, chúng ta sẽ nhỏ từ 2 đến 3 giọt, còn trẻ lớn hơn 2 tuổi thì chúng ta sẽ nhỏ từ 4 đến 5 giọt.

+ Chờ khoảng 30 giây nhằm giúp nước muối mau chóng thấm vào, sẽ giúp làm loãng nhớt trong hốc mũi của trẻ.

+ Tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành làm sạch hốc mũi cho trẻ bằng cách: Nếu đây là trẻ lớn, thì chúng ta sẽ cho trẻ xì mũi vào khăn sạch. Còn nếu đây là trẻ nhỏ, chúng ta sẽ dùng bóng hút đàm.

+ Tiến hành rửa bóng hút mũi bằng cách bóp mạnh bóng hút mũi nhằm giúp đàm nhớt trong bóng sẽ xì vào khăn. Sau khi ta đã hút hết hai hốc mũi cho trẻ, chúng ta sẽ làm sạch bóng hút mũi bằng cách cho bóng hút thực hiện hút xả nhiều lần dưới vòi nước.

+ Chúng ta sẽ thực hiện quá trình nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ 4 lần trong ngày cho đến lúc tình trạng nghẹt mũi không còn xuất hiện nữa. Đồng thời, trong ngày chúng ta cũng có thể tăng thêm số lần hút mũi cho trẻ nếu như bé sổ mũi quá nhiều.

Khi bé bị sổ mũi, cha mẹ nên tuân thủ việc chăm sóc bé thật chu đáo để mau chóng giúp bé bình phục. Trước khi chúng ta dùng thuốc hay mẹo trị sổ mũi nào đó cho trẻ, các bạn cần phải hỏi thăm ý kiến bác sĩ để yên tâm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu nhiều hơn về tình trạng bé bị sổ mũi để chăm sóc con em mình tốt hơn.

Theo Khoe.online tổng hợp