Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Tác giả: sites

Sổ mũi chính là bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và bệnh sẽ mau khỏi nếu cha mẹ biết cách chăm sóc con em mình tốt. Ngược lại, tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt hàng ngày của trẻ nếu như chúng ta chưa áp dụng đúng phương pháp trị sổ mũi hiệu quả. Vậy có những cách nào để chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Ưu điểm nổi bật của từng phương pháp đó? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!

trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Cần chăm sóc tốt khi trẻ bị sổ mũi

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Khi được bác sĩ cho phép, các bậc phụ huynh có thể áp dụng phương pháp vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh khoảng 4 lần trong ngày bằng Natri Clorid 0.9% với sự hỗ trợ của dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên, trong suốt quá trình chúng sử dụng phương pháp này, các bạn cần phải chú ý những điều sau đây:

+ Chúng ta không được tự ý pha chế nước muối ở nhà vì dụng cụ vệ sinh của gia đình chúng ta không đảm bảo an toàn vệ sinh và thường tỉ lệ pha của chúng ta cũng không chuẩn xác. Cách tốt nhất là chúng ta hãy mua nước muối đã pha sẵn tại hiệu thuốc. Ngoài ra, chúng ta cũng không được tự ý thêm nước ép tỏi vì thành phần trong tỏi có thể gây bỏng niêm mạc của trẻ.

+ Các bậc phụ huynh cũng không nên dùng tay của mình để bịt 2 bên mũi nhằm hỉ mũi cho trẻ. Bởi lẽ, đối với cách hỉ mũi này sẽ làm tăng áp lực vào mũi một cách đột ngột, điều này sẽ làm dịch mũi di chuyển lên tai, xoang…

+ Tuyệt đối không được sử dụng miệng của chúng ta để hút mũi cho trẻ. Nguyên nhân là vì khoang miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn. Mặt khác, quá trình hút mũi sẽ không hợp vệ sinh, điều này có thể sẽ làm cho tình trạng viêm mũi ở trẻ sơ sinh thêm phần trầm trọng.

Cho trẻ hỉ mũi

Đây là phương pháp trị sổ mũi cho trẻ vô cùng đơn giản. Chúng ta có thể tập cho trẻ thường xuyên hỉ mũi nhằm khắc phục tình trạng nước mũi chảy ra. Đặc biệt, chúng ta phải chú ý vệ sinh cơ thể trẻ thật sạch sẽ và vứt khăn giấy nhằm tránh lây lan tình trạng sổ mũi cho người khác.

Uống nhiều nước

Khi trẻ bị sổ mũi, chúng ta cần bổ sung cho trẻ đủ lượng nước và sữa hàng ngày, cho trẻ bổ sung nước trái cây, súp nhằm giúp dịch mũi của trẻ loãng hơn và dễ dàng cho quá trình vệ sinh mũi.

Tắm nước ấm

Chính hơi nước ấm sẽ có tác dụng rất lớn trong việc làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ dàng hỉ ra và mẹ cũng thuận lợi trong quá trình làm sạch bằng các dụng cụ hút mũi.

Nếu trẻ trên 2 tuổi, chúng ta có thể nhỏ từ 1 đến 2 giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc dầu khuynh diệp vào trong nước tắm của trẻ sẽ phát huy hiệu quả giảm tình trạng sổ mũi ở trẻ

Trà gừng loãng

Nếu bé hít ngược nước mũi hoặc liếm nước mũi ngược vào trong cơ thể sẽ rất dễ làm trẻ bị chướng bụng. Các bậc phụ huynh chỉ cần sử dụng một ít bột gừng pha chung với nước trà sẽ có tác dụng rất tốt trong việc làm êm bụng trẻ. Trường hợp trẻ trên 1 tuổi, chúng ta có thể kết hợp thêm một ít mật ong vào nước trà sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng.

Nằm cao đầu khi ngủ

Mục đích khi chúng ta cho trẻ ngủ cao đầu nhằm giúp không cho nước mũi chảy ngược vào trong cơ thể trẻ gây tình trạng ngạt mũi. Nếu chúng ta cho trẻ ngủ tư thế nằm cao đầu sẽ giúp nước mũi chảy ra ngoài và bé sẽ cảm nhận mũi của trẻ thông thoáng và dễ chịu hơn rất nhiều.

Các bạn có thể kê thêm gối hoặc cuộn khăn mềm nhằm giúp nâng cao đầu trẻ. Chúng ta lưu ý phải chèn khăn thật chắc chắn nhằm đảm bảo đầu trẻ không bị trượt xuống.

Khi mẹ cho trẻ ngủ tư thế cao đầu sẽ giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào khoang mũi gây ngạt mũi, thay vào đó, nước mũi sẽ chảy ra ngoài và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Kê thêm gối, cuộn khăn mềm để nâng đầu trẻ cao hơn. Đồng thời, chúng ta cần phải chèn khăn chắc chắn nhằm bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống.

Dùng tinh dầu tràm

Chúng ta có thể sử dụng tinh dầu tràm hoặc những loại dầu dành riêng cho trẻ rồi bôi vào bàn chân, tay, ngực, cổ trẻ… sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giữ ấm cho trẻ. Các bạn cũng có thể áp dụng phương pháp cho ít dầu ra ngón tay và đưa gần mũi rồi để cho trẻ hít. Nếu áp dụng thường xuyên sẽ có tác dụng rất tốt trong việc chữa sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.

Khi nào nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

+ Nếu trẻ gặp tình trạng sổ mũi kèm theo sốt cao kéo dài hơn 2 ngày.

+Trẻ sổ mũi kèm theo các dấu hiệu của triệu chứng cúm, cơ thể trẻ bị lạnh run, đau ê ẩm toàn thân, trẻ sốt, có tình trạng nôn ói và tiêu chảy.

+ Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu chúng ta nghi ngờ dị vật rơi vào mũi trẻ.

+ Nếu như triệu chứng sổ mũi có nguyên nhân do dị ứng, ta cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khắc phục sớm nhất.

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, cha mẹ cần phải hết sức quan tâm đến sức khỏe của con em mình nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cần tuân theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị. Hi vọng qua bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi nhằm chăm sóc trẻ tốt nhất.

Theo Khoe.online tổng hợp