Tìm hiểu về tình trạng trẻ bị táo bón
Tác giả: sites
Khi trẻ bị táo bón thường khiến các mẹ vô cùng lo lắng và quan tâm đến phương pháp chăm sóc con em mình. Tình trạng táo bón ở trẻ xảy ra rất thường xuyên ở mọi trẻ, chúng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt trong đời sống của trẻ. Vậy bạn hiểu gì về tình trạng táo bón ở trẻ? Trẻ bị táo bón nguyên nhân từ đâu? Làm gì khi trẻ bị táo bón? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bạn biết gì về tình trạng trẻ bị táo bón?
Khi trẻ bị táo bón, trẻ thường chậm đại tiện, thường từ 3 ngày đến 5 ngày trẻ mới có nhu cầu đi một lần. Tuy nhiên, tiêu chí số ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí đánh giá rất nhỏ trong tình trạng táo bón ở trẻ. Bởi lẽ, có những trẻ đến 3 ngày mới đi nhưng trẻ vẫn đi phân một cách dễ dàng, phân mềm, thì đây không gọi là tình trạng táo bón. Đối với tình trạng táo bón ở trẻ thường xác định bằng cách đó là trẻ đi phân sau từ 2 đến 3 ngày, mỗi lần đi ra phân keo dính và trẻ thường phải mất nhiều thời gian để đi phân, mất sức để rặn thì phân mới ra được.
Nguyên nhân trẻ bị táo bón
- Bên cạnh lý do trẻ bị táo bón do thuốc uống hay bệnh lý của trẻ thì phần lớn trẻ bị táo bón đều xuất phát từ nguyên nhân chế độ ăn uống không hợp lý, chế độ sinh hoạt hoặc cũng có thể là do yếu tố tâm lý.
- Trẻ bị táo bón cũng thường xuất phát từ chính việc các bậc phụ huynh có công thức pha chế sữa không hợp lý, không tuân theo tỉ lệ, khẩu phần ăn dặm của trẻ chưa được bổ sung đầy đủ chất xơ, trẻ biếng ăn các loại rau, củ, quả các loại. Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng táo bón ở trẻ đó là trẻ thiếu nước.
- Bên cạnh các nguyên nhân trẻ bị táo bón vừa được nêu trên, thì thường do yếu tố tâm lý nên làm trẻ bị táo bón. Trẻ khi có nhu cầu cầu đi phân nhưng trẻ lại cố nhịn, điều này làm cho đại tràng của trẻ giãn to. Chính vì thế, lượng phân trong cơ thể trẻ phải tiếp tục tích trữ thêm nhiều ngày mới đủ khả năng kích thích đại tràng giúp tạo ra phản xạ đi phân.
- Trẻ sơ sinh bị táo bón còn do tác dụng ảnh hưởng của thuốc kháng sinh hay các loại thuốc ho trong đó có chứa codein, viên sắt… Hoặc cũng có nguyên nhân do trẻ mang dị tật bẩm sinh như tình trạng hẹp ruột, phình to đại tràng, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.
- Ngoài ra, trẻ bị táo bón còn do trẻ gặp tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ uống viên sắt do trẻ thiếu máu.
Điều trị táo bón cho trẻ
Cho trẻ uống trà bạc hà pha loãng
Các bậc phụ huynh sẽ tiến hành hâm nóng bình nước đến khi nước ấm dần. Tiến hành cho nước vào cốc và kết hợp với thao tác nhúng túi bạc hà vào nước từ 4 đến 5 lần. Sau đó, các bạn sẽ tiếp tục đổ 30ml nước trong cốc vào bình, các bạn sẽ dùng nước này để cho trẻ sử dụng sau các bữa ăn. Thành phần quan trọng nhất trong công thức pha chế này chính là nước. Bởi lẽ, nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể trẻ được được diễn ra thuận tiện. Nước còn giúp kích thích trẻ đại tiện dễ dàng hơn. Thành phần bạc hà trong thức uống này sẽ có tác dụng làm mát dịu dạ dày trẻ, giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn, đại tiện cũng hiệu quả hơn.
Nước ép trái cây pha loãng
Các bậc phụ huynh cần lưu ý là chúng ta chỉ sử dụng nước ép trái cây nhằm cho trẻ uống bổ sung, chứ không thể sử dụng nước ép trái cây để dùng như khẩu phần ăn chính của trẻ. Các bạn sẽ dùng 15ml nước ép trái cây để hoà tan với 15ml nước lọc rồi tiến hành cho trẻ sử dụng giữa các bữa ăn. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng hết sức chú ý là chúng ta sẽ không làm ngọt nước ép trái cây bằng đường. Nguyên nhân là do đường không hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón, thậm chí đường còn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá. Các bạn có thể sử dụng những loại trái cây như mận, lê, táo, việt quất, nho… Ngoài ra, chúng ta không nên cho trẻ dùng các loại trái cây có vị chua như bưởi, cam, kiwi, thơm… Vì trong thành phần của các loại quả chua này có thể gây kích thích dạ dày và làm cho trẻ dễ bị dị ứng.
Massage cho trẻ
Cởi trần cho trẻ rồi cho trẻ nằm trên khăn tắm, kê thêm một tấm tã vải dưới mông trẻ, dùng thêm một tấm tã vải khác tiếp tục luồng giữa hai chân rồi bọc hậu môn (chúng ta không được cột tã vào người trẻ). Tiếp theo, các bạn sẽ cầm hai chân của trẻ trong tay mình rồi nhẹ nhàng từ từ đẩy đầu gối phải của trẻ hướng về vai phải. Đợi đến khi đầu gối của trẻ đã lên cao hết mức, chúng ta lại nhẹ nhàng nâng chân của trẻ lên, rồi kéo về phía chúng ta, giúp chân bé duỗi thẳng ra từ từ. Khi chúng ta duỗi chân phải, các bạn cũng bắt đầu đẩy đầu gối trái của trẻ hướng về phần vai trái.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón ở trẻ để chúng ta chủ động hơn trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày.
Theo Khoe.online tổng hợp