Bệnh viêm phế quản ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Tác giả: sites
Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh rất dễ xuất hiện khi thời tiết có sự chuyển lạnh. Các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì bệnh viêm phổi phế quản ở trẻ không gây nguy hiểm và chúng có thể sẽ tự dứt điểm nếu chúng ta áp dụng đúng biện pháp điều trị cũng như cách ngăn ngừa bệnh. Điều đáng bận tâm ở căn bệnh viêm phổi phế quản chính là chúng làm trẻ luôn có cảm giác khó chịu hay một số trường hợp có để lại vài biến chứng khác. Vậy bạn biết gì về viêm phế quản ở trẻ? Nguyên nhân cũng như cách điều trị viêm phế quản ở trẻ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?
Thông thường trẻ bị viêm phế quản là do đường thở dưới hay bộ phận cuống phổi của trẻ gặp tình trạng viêm nhiễm, sưng lên và gây đau cho trẻ nhưng hoạt động của chúng chưa ảnh hưởng đến nhu mô phổi. Khi trẻ gặp tình trạng viêm phế quản phổi, trẻ thường ho rất nhiều. Tình trạng ho nếu tiếp diễn dài hạn thì viêm nhiễm rất dễ lây lan xuống nhu phổi gây tình trạng viêm phổi.
Chúng ta rất dễ bắt gặp trẻ bị viêm phổi phế quản cùng lúc hoặc sau khi trẻ gặp tình trạng cúm, ho gà, sởi…
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em gồm những loại nào?
Viêm tiểu phế quản
Những đối tượng dễ gặp tình trạng viêm tiểu phế quản chính là trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ có thể tự khỏi bệnh một cách an toàn do đây là bệnh lành tính. Còn nếu tình trạng viêm tiểu phế quản ở trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào nặng hơn, chúng ta cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để tránh những rủi ro không đáng có cho trẻ.
Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản: Do vi khuẩn tấn công vào cuống phổi.
Triệu chứng dễ bắt gặp nhất ở trẻ đó là ho và sổ mũi, trẻ cũng có thể gặp tình trạng khó thở dưới sự tác động của vi khuẩn làm sưng phế quản và trực tiếp gây ra tắc nghẽn do dịch. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì bác sĩ có thể cho trẻ thở oxy. Khi trẻ gặp phải tình trạng viêm tiểu phế quản, cha mẹ cần chăm sóc vùng mũi của trẻ luôn sạch sẽ. Chúng ta có thể sử dụng tăm bông nhằm hút sạch dịch nhầy cho trẻ. Các trang phục sử dụng cho trẻ phải thấm hút tốt mồ hôi và thật thoáng mát cho trẻ.
Viêm phổi hay còn được gọi là nhiễm trùng bên trong phổi. Bệnh lý xuất hiện khi các virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển tạo thành các ổ nhiễm trùng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải viêm phổi nhất, nhất là trong các thời điểm chuyển…
Viêm phế quản phổi
Tình trạng viêm phế quản phổi xảy ra do bé trúng gió lạnh, gây tác động lên phổi, thường có xu hướng xuất hiện khi trời chuyển lạnh một cách đột ngột. Ngoài ra, tình trạng viêm phế quản phổi này cũng có thể do môi trường không khí xung quanh trẻ quá ô nhiễm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn nấm cũng như các loại ký sinh trùng tấn công vào mũi họng rồi gây ảnh hưởng tới phổi của trẻ.
So với bệnh viêm tiểu phế quản, thì bệnh viêm phế quản phổi sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều vì hàng loạt các biến chứng có thể trẻ sẽ phải gặp nếu như trẻ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cụ thế đó là biến chứng suy hô hấp hay nguy hiểm hơn là tử vong.
Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng viêm phế quản phổi ở trẻ đó là chị em phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai của mình, các bạn cần chăm sóc tốt sức khoẻ thai kỳ. Mục đích là hạn chế đến mức thấp nhất việc bà bầu sinh non, tình trạng trẻ thiếu chất dinh dưỡng gây tác động đến hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ. Các bạn cần chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng ngừa đầy đủ ngay từ khi trẻ vừa ra đời.
Viêm tiểu phế quản cấp
Tình trạng viêm tiểu phế quản cấp thường có xu hướng xảy ra vào thời điểm trời trở đông xuân, nhất là khi trẻ 1 tuổi hay 2 tuổi. Bệnh viêm tiểu phế quản cấp có chu trình diễn biến, triệu chứng phức tạp hơn rất nhiều so với hai loại bệnh viêm phế quản vừa được trình bày ở trên. Điển hình là các triệu chứng như phù nề bộ phận niêm mạc của phế quản hay tắc hẹp ống thở… Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tiểu phế quản cấp cũng nguy hiểm vô cùng như tình trạng suy hô hấp.
Triệu chứng của bệnh
Các loại vi rút gây nên các căn bệnh thông thường ở trẻ nhỏ như bệnh cúm, ho, cảm lạnh, viêm xoang… Nếu chư tình trạng bệnh thông thường này không được điều trị dứt điểm, chúng sẽ lập tức lan nhanh xuống hai cuống phổi, khi đó sẽ vô cùng nguy hiểm. Lúc đó, các loại vi rút này sẽ tấn công vào khí quản gây sưng phồng và tấy đỏ khí quản, một phần chất dịch nhầy sẽ bị ứ đọng lại trong phổi. Khi trẻ có những biểu hiện vừa được nêu kết hợp cùng tình trạng trẻ sốt hoặc ho kéo dài trong khoảng từ 2 tuần đến 3 tuần liên tục, chắc chắn trẻ đã mắc bệnh viêm phế quản.
Sau đó, tình trạng ho ở trẻ sẽ diễn biến trầm trọng hơn, trẻ sẽ cảm thấy đau rát ngay cổ họng của mình, xuất hiện đờm có màu xanh, xám hoặc hơi vàng. Đồng thời, trẻ cũng sẽ cảm thấy đau ngực, mệt mỏi trong người và sốt nhẹ
Một trong những căn bệnh ung thư hiểm nghèo với tỷ lệ tử vong cao phải nhắc tới chính là ung thư phế quản. Các triệu chứng ban đầu có thể bị lầm lẫn với những căn bệnh khác và ngay cả khi phát hiện sớm thì khả năng điều…
Phòng bệnh và điều trị
Cách phòng bệnh viêm phế quản hiệu quả nhất ở trẻ đó là các mẹ hãy thực hiện việc nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi nhằm tăng cường kháng thể và làm mạnh hệ miễn dịch cho trẻ.
Nếu phát hiện trẻ có các tình trạng khó thở, tím tái cơ thể, lười bú, có các biến chứng như suy hô hấp, xẹp phổi, viêm phổi… Chúng ta cần lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở ý tế để sớm điều trị kịp thời.
Đối với trường hợp viêm phế quản ở trẻ nhẹ, không xuất hiện những biến chứng hay không có các yếu tố nguy cơ khác thì chúng ta có thể chăm sóc sức khoẻ của trẻ ngay tại nhà. Khi ở nhà cần cho trẻ:
+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
+ Bú đủ.
+ Uống nhiều nước.
+ Tuyệt đối không cho trẻ ở nơi bụi bẩn, có khói thuốc lá…
+ Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ.
+ Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh.
+ Dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, không được tuỳ tiện mua thuốc bừa bãi hay áp dụng các phương pháp trị bệnh dân gian khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em xảy ra rất phổ biến. Do đó, cha mẹ phải luôn chủ động hiểu biết kiến thức về bệnh như nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng ngừa sao cho hợp lý. Chỉ như thế mới giúp các bậc phụ huynh chăm sóc con em mình một cách tốt nhất trong suốt quá trình trẻ lớn khôn.
Theo Khoe.online tổng hợp