Viêm ruột ở trẻ em – Cách nhận biết cũng như điều trị
Tác giả: sites
Một trong những căn bệnh thường thấy cũng như gây ra tỷ lệ tử vong cao nơi trẻ nhỏ phải kể tới viêm ruột. Đây là một căn bệnh có những triệu chứng rất dễ lầm lẫn với các căn bệnh khác và nếu không được phát hiện cũng như chữa trị kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả khôn lường vô cùng cho sự phát triển của trẻ. Do đó, trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới những bậc cha mẹ các thông tin cần biết về căn bệnh viêm ruột ở trẻ em này.
1. Như thế nào là viêm ruột ở trẻ em ?
Viêm ruột là một căn bệnh nguy hiểm dẫn tới tỷ lệ tử vong cao ỡ trẻ nhỏ, thường là do hai loại vi khuẩn dạng campylobacter và Escherichia coli gây ra. Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng mắc bệnh nay cao nhất do có hệ tiêu hóa yếu và viêm ruột thường xảy ra vào mùa lạnh là nhiều.
2. Nguyên nhân của viêm ruột ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm ruột là do trẻ tiếp xúc với những loại đồ vật không hợp vệ sinh từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh. Ngoài ra việc gần gũi với những động vật nuôi trong nhà cũng có thể là lý do khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào người trẻ.
Trẻ bị lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp. Lồng ruột ở trẻ có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào. Nhưng hay gặp nhất là ở trẻ có độ tuổi từ 5 – 9 tháng, và nhất là ở những trẻ em bụ bẫm.…
3. Triệu chứng của viêm ruột ở trẻ em
Trẻ nhỏ sẽ có các dấu hiệu như đi cầu nhiều lần, bị tiêu chảy, phân lỏng có lẫn chất nhờn, đôi khi còn có thể có cả máu. Một số trường hợp ngoài đi cầu thì còn kèm theo nóng sốt và ói mửa. Việc tiêu chảy cũng như ói mửa liên tục khiến bé mất nước rất nhanh, người mệt mỏi, lừ đừ, tim đập nhanh, còn tay chân thì lạnh.
4. Cách điều trị viêm ruột ở trẻ em
Trong tình trạng nhẹ thì bạn có thể chăm sóc trẻ ngay tại nhà, cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thức phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Bạn nên cho trẻ ăn đủ bữa như bình thường để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ những thực phẩm như gạo, khoai tây, giá đỗ, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa, dầu thực vật, các loại rau quả có màu vàng, đỏ, xanh thẫm cùng các loại hoa quả tươi.
Đồng thời cũng nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn nhiều chất xơ như ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… hay các loại thực phẩm lạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vẫn bị tiêu chảy liên tục, nôn ói nhiều thì bạn cần đưa trẻ tới ngay bác sĩ để có cách điều trị kịp thời và đúng cách nhất, tránh trường hợp trẻ bị quá năng vì sẽ có nguy hiểm tới tính mạng.
Trong số các bệnh lý về tiêu hóa tại Việt Nam, hội chứng ruột kích thích chiếm tỷ lệ khá cao từ 15 - 20%. Hội chứng này gây nên nhiều triệu chứng khác nhau thay đổi theo thời gian nên người bệnh rất khó phát hiện và hầu như không…
5. Phòng ngừa bệnh viêm ruột ở trẻ em
Những loại thức ăn cho trẻ cần phải được chế biến kỹ lưỡng, nước uống cũng phải là nước được nấu sôi đồng thời bạn cũng nên lưu ý tránh để thức ăn bị nhiễm khuẩn trở lại sau khi đã nấu chín. Nếu trong nhà có vật nuôi bị bệnh thì tuyệt đối không cho trẻ lại gần vì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bàn tay cho trẻ trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng một cách cẩn thận.
Bệnh viêm ruột nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao ở trẻ nhỏ, do đó nếu thấy các dấu hiệu trên của bệnh thì bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để có chuẩn đoán chính xác cùng cách xử lý đúng đắn và hiệu quả nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp