Trẻ bị lồng ruột – Cách phát hiện và ngăn ngừa

Tác giả: sites

Trẻ bị lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp. Lồng ruột ở trẻ có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào. Nhưng hay gặp nhất là ở trẻ có độ tuổi từ 5 – 9 tháng, và nhất là ở những trẻ em bụ bẫm. Trẻ từ 2 tuổi trở lên, thường tỷ lệ mắc chỉ vào khoảng 15% và tỷ lệ này sẽ càng giảm dần khi trẻ lớn lên. Bên cạnh đó, theo thống kê còn cho thấy rằng lồng ruột ở các bé trai chiếm nhiều hơn ở các bé gái, tới 70%. Và thường là xảy ra vào mùa đông xuân.

trẻ bị lồng ruột

Nguyên nhân nào gây nên lồng ruột?

Trẻ bị lồng ruột là khi một đoạn ruột không nằm ở vị trí bình thường mà bị “chui” vào trong lòng của một đoạn ruột khác kế cận, kèm theo cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó, dẫn đến, các mạch máu này cũng có thể bị tắc nghẽn theo. Gây hoại tử 2,5% trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nếu sau 72 giờ, tỷ lệ này sẽ tăng lên tới 80%. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột, gây viêm phúc mạc và dẫn đến tử vọng.

Dấu hiệu đau ruột thừa ở bên nào?

Các triệu chứng đau ruột thừa có thể xuất hiện đột ngột và cần hết sức lưu ý, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nhiều người thường cho rằng đau ruột thừa thường có biểu hiện đau đột ngột một bên hông, nhưng lại không…

Nguyên nhân gây ra lồng ruột ở trẻ, đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Có thể là do polyp của ruột, các khối u làm biến đổi nhu động ruột, khiến các đoạn ruột bị “lồng” vào nhau. Hoặc do viêm nhiễm của ruột cũng là một trong những tác nhận tạo điều kiện thuận lợi cho lồng ruột xảy ra.

Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ trẻ bị lồng ruột là khá cao khi trẻ bị nhiễm Rotavirus, loại virut thường gây nôn, tiêu chảy ở trẻ em.

Ngoài ra, các yếu tố khác như tiêu chảy kéo dài, dính ruột, sẹo tổn thương ở ruột,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra lồng ruột ở trẻ mặc dù những nguyên nhân này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.

Biểu hiện khi trẻ bị lồng ruột

trẻ bị lồng ruột

Theo BS. Vũ Phương Anh, khi trẻ bị lồng ruột, bạn có thể dễ dàng nhận ra các biểu hiện bất thường này thông qua các dấu hiệu sau đây:

Trẻ bị đau bụng và khó thét lên, nôn mửa, bỏ bú sữa. Bụng trẻ bị trương căng. Khi đại tiện, phân có lẫn nhầy và máu hoặc có thể toàn là máu.

Những triệu chứng này sẽ giảm dần sau một khoảng thời gian ngắn. Nhưng sẽ xuất hiện trở lại với mức độ nặng hơn: trẻ khóc và la hét từng cơn do đau. Sau đó mệt lả, da trẻ trở nên tái xanh, ít tiểu tiện, bị sốt cao, lờ đờ và hôn mê. Thêm vào đó là dấu hiệu mất nước nặng kèm với nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc bị sốc nhiễm khuẩn hay số do mất nước.

Hội chứng ruột kích thích làm thế nào để giảm thiểu?

Trong số các bệnh lý về tiêu hóa tại Việt Nam, hội chứng ruột kích thích chiếm tỷ lệ khá cao từ 15 - 20%. Hội chứng này gây nên nhiều triệu chứng khác nhau thay đổi theo thời gian nên người bệnh rất khó phát hiện và hầu như không…

Cách phòng tránh lồng ruột ở trẻ

Do nguyên nhân gây ra lồng ruột ở trẻ vẫn chưa được xác định nên không có biện pháp nào để phòng tránh trẻ bị lồng ruột cụ thể.

Vì vậy, theo BS. Vũ Phương Anh, cách tốt nhất là bố mẹ phải nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của trẻ. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường như trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Khi đã được xác định chắc chắn trẻ bị lồng ruột, các bác sĩ sẽ có những biện pháp tháo khối lồng bằng barimum hoặc bơm hơi. Thậm chí có thể sẽ dùng đến biện pháp phẩu thuật.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu lồng ruột ở trẻ và có biện pháp xử trí kịp thời.

Theo Khoe.online tổng hợp