Trẻ bị viêm loét miệng phải làm sao?

Tác giả: sites

Viêm loét miệng (bệnh áp tơ miệng) hay cách gọi thông thường là nhiệt miệng. Là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm loét miệng làm trẻ bị đau, hay chảy nước bọt, khó ăn, quấy khóc và bỏ ăn, bỏ bú sữa, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

viêm loét miệng

Viêm loét miệng thường là các vết loét nhỏ có đường kính 1- 3 mm, gây đau, xuất hiện đơn độc hoặc thành một vùng ở niêm mạc má, nướu, môi hoặc dưới lưỡi. Vết loét có hình bầu dục hoặc hình tròn. Ở trung tâm vết loét thường có màu vàng hoặc màu trắng xám và có quầng đỏ viền xung quanh.

Nguyên nhân gây viêm loét miệng ở trẻ

Theo Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường, viêm loét miệng ở trẻ em có thể do một số nguyên nhân sau đây.

– Viêm loét miệng ở trẻ có thể do chấn thương trong vùng miệng như tự cắn nhầm niêm mạc ở trong má, hay cắn trúng lưỡi, do thức ăn quá cứng. Hoặc do vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng và nướu quá mạnh.

– Viêm loét miệng ở trẻ có thể do trẻ ăn phải thức ăn quá nóng, gây bỏng niêm mạc và gây loét.

– Thiếu dinh dưỡng, nhất là các vitamin C, B12, chất sắt, axit folic cũng có thể là nguyên nhân gây viêm loét miệng ở trẻ.

– Do rối loạn hệ thống miễn dịch

– Do bị tâm lý, stress tâm lý cũng là những nguyên nhân gây ra loét miệng.

– Viêm loét miệng ở trẻ cũng có thể là do trẻ bị khô miệng bởi một số loại thuốc gây nên.

Trẻ bị viêm loét miệng phải làm sao?

Theo Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường, viêm loét miệng không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng chúng lại khiến trẻ có cảm giác khó chịu. Trẻ bị đau, khó ăn uống, biếng ăn, bỏ bú sữa,… dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Thông thường thì bẹnh sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần là khỏi.

Mẹ nên cho trẻ dùng các loại thuốc súc miệng để giúp giảm đau và làm sạch vi khuẩn.

Nên tránh cho trẻ ăn những món ăn chua, cay, mặn. Chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, có nhiều vitamin, khoáng chất. Và cho trẻ uống nhiều nước.

Ngoài ra, cách chữa viêm loét miệng ở trẻ tốt nhất là phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ có những vết loét phát triển lớn hơn bình thường, hay các vết loét kéo dài hơn 3 tuần thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhiên và chưa trị kịp thời. Vì rất có thể chúng là những dấu hiệu của một loại bệnh nặng khác.

Cách chữa bệnh tốt nhất là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ có những vết loét miệng phát triển lớn hơn một cách bất thường hay vết loét kéo dài trên 3 tuần thì tốt nhất nên đi khám bệnh để xác định nguyên nhân vì có thể chúng là dấu hiệu của những bệnh khác nặng hơn.

Theo Khoe.online tổng hợp