Trẻ bị nhiệt miệng nên và kiêng ăn gì?

Tác giả: sites

Trẻ bị nhiệt miệng là khi bé bị nóng trong người. Nhiệt miệng khiến trẻ trở nên biếng ăn, khó chịu và có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị bệnh này thì việc chăm chút cho từng bữa ăn là vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi “khi trẻ bị nhiệt miệng nên và không nên ăn gì?”

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Bệnh nhiệt miệng là gì
Dấu hiệu khi trẻ bị nhiệt miệng

Căn bệnh này thật ra phải gọi là bệnh viêm loét niêm mạc miệng, biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất là một vài đốm trắng hơi mọng nước xuất hiện trong khoang miệng, thường thì ở lưỡi, nướu, khu má trong, môi,… gây khó khăn trong việc ăn uống của trẻ.

Đây là chứng bệnh ở khoang miệng và nó có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào.

Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng

Nếu bạn thấy tình trạng nhiệt miệng xuất hiện ở trẻ thì có thể là do một trong những nguyên nhân sau:

– Do chức năng miễn dịch suy giảm, stress và dẫn tới nhiệt miệng.

– Do các bệnh sâu răng, viêm lợi hoặc bị nhiễm khuẩn… rồi dần lây lan ra lưỡi, má trong.

– Do bé lỡ cắn vào trong má hay khi đánh răng làm thương tổn tới niêm mạc gây ra nhiễm trùng.

– Bé thường xuyên ăn những loại thực phẩm có tính nóng và nhiều dầu mỡ.

– Thời tiết nắng nóng, khô hạn cũng làm cho cơ thể bé bị thiếu nước.

– Do thiếu một số chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, sắt, kẽm hay folic.

– Do bệnh tay chân miệng.

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Khi bé bị nhiệt miệng sẽ có những triệu chứng dễ nhận biết sau đây:

– Những dấu hiệu ban đầu của nhiệt miệng là những vết mụn nước nhỏ trong khoang miệng, vết mụn nước đó có dạng hình tròn hoặc có hình bầu dục, có đường kính khoảng 2-10 mm có màu trắng hoặc màu ngà. Càng ngày đốm trắng đó càng lớn dần.

Trẻ biếng ăn, thậm chí không muốn uống sữa.

– Sưng nướu răng, có thể bị chảy máu ở nướu.

– Trẻ bị đau trong miệng.

– Bị sốt.

– Trẻ nhăn nhó, uể oải, cảm giác mệt mỏi, hay khóc.

– Miệng hay chảy nước dãi.

– Có những trường hợp nặng hơn trẻ bị sốt cao và bị nổi hạch.

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì – uống gì?

Lúc bé bị nhiệt miệng cũng là lúc bé rất biếng ăn, bởi vì khi thức ăn vào sẽ làm cho những đốm trắng trong khoang miệng bị rát, rất khó chịu, thậm chí là bị chảy máu. Nhưng không được để cho bé đói, mẹ phải biết cách tổ chức bữa ăn để giúp cho bé nhanh khỏe:

Truyền nước biển mất bao lâu và khi nào cần truyền nước?

Truyền nước biển là một trong những biện pháp hỗ trợ trong y tế để giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn khi điều trị. Hiện nay, biện pháp truyền nước thường được nhiều người sử dụng mỗi khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Tuy vậy, phương pháp này có thực…

Nên cho bé uống nhiều nước:

Uống nhiều nước trong thời gian bé bị nhiệt miệng là phương pháp tốt nhất. Bởi vì mất nước càng làm cho tình trạng lở miệng của trẻ thêm nghiêm trọng hơn. Chắc chắn bé sẽ không muốn uống nước vì nó có thể làm cho những vết thương bên trong bị đau, nhưng bố mẹ cố gắng thuyết phục bé.

Nên cho trẻ uống nhiều nước khi bị nhiệt miệng
Nên cho trẻ uống nhiều nước khi bị nhiệt miệng

Nước cà chua ép:

Nước cà chua ép sẽ giúp cho những đốm trắng bên trong khoang miệng nhanh lành. Nước cà chua các mẹ không cần nấu chính, chỉ cần ép tươi, cho thêm ít đường cho dễ uống là được.

Nước ép cà chua giúp điều trị bệnh nhiệt miệng
Nước ép cà chua giúp điều trị bệnh nhiệt miệng

Nước cam, chanh:

Nước cam, chanh không phải có tác dụng chữa trị nhiệt miệng, nhưng trong nước cam, chanh chứa một lượng Vitamin C hết sức đồi dào, giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng, giúp cho bé dễ dàng vượt qua những bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra. Hơn nữa Vitamin C cũng có tác dụng nhanh lành vết thương.

Tuy nhiên bố mẹ nhớ không được cho các bé uống khi bụng đói nhé!

Củ cải

Củ cải có thể ép lấy nước uống hàng ngày, nếu như mùi khó uống thì các bạn có thể đem củ cải nấu canh ăn để giải nhiệt.

Củ cải rất tốt cho trẻ bị nhiệt miệng
Củ cải rất tốt cho trẻ bị nhiệt miệng

Rau diếp cá, rau mã đề và rau má

Những loại rau này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kỳ tốt. Các bạn có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cũng được.

Rau ngót, rau mồng tơi

Rau ngót, mồng tơi là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các bạn có thể nấu canh rau ngót, mồng tơi với tôm bằm, thịt bằm vừa có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.

Thịt vịt

Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên các bạn không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.

Trái cây tươi

Trái cây tươi giúp giải nhiệt cơ thể trẻ bị nhiêt miệng
Trái cây tươi giúp giải nhiệt cơ thể trẻ bị nhiêt miệng

Những loại trái cây có tính mát như đu đủ, dưa hấu, chuối,… không có tác dụng đặc trị nhiệt miệng nhưng lại có tác dụng cung cấp Vitamin cực kỳ cao, giúp tăng cường sức đề kháng, làm mát cơ thể.

Trẻ bị nhiệt miệng “không nên” ăn gì?

Trong giai đoạn này, trẻ bị nhiệt miệng cần tránh xa các loại thực phẩm có vị cay nóng, khó tiêu, các món chiên xào chứa nhiều chất béo…vì những đồ này có tính nóng sẽ làm cho vùng loét miệng trẻ thêm nặng hơn.

Giải đáp bệnh quai bị có được ăn thịt gà không?

Quai bị được coi là loại bệnh nhẹ, lành tính, dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu không chữa trị, kiêng cử đúng cách nó vẫn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh quai bị cần có chế độ ăn uống khoa học với…

Trẻ bị nhiêt miệng không nên ăn các món nhiều dâu mỡ
Trẻ bị nhiêt miệng không nên ăn các món nhiều dầu mỡ

Mẹo hay trị nhiệt miệng cho bé

Cho bé ngậm chất có vị chát

Những chất có vị chát có tính sát khuẩn cực kỳ tốt, có thể chữa lành được những nốt lở trong miệng. Bạn cũng không cần phải đắn đo suy nghĩ tìm những chất ở vị chát đâu? Rất đơn giản, bạn cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh, ngậm rồi nhả ra, không cần uống. Ngâm trong khoảng 4-10 phút, thực hiện đều đặn hàng ngày chắc chắn bé nhà bạn sẽ thấy đỡ hơn nhiều.

Cho bé ngậm mật ong

Bạn còn có thể cho bé ngậm mật ong để điều trị nhiệt miệng (lưu ý không áp dụng cách này cho trẻ dưới 12 tháng tuổi). Hoặc súc miệng bằng nước ấm hay nước muối pha loãng ít nhất 4 lần mỗi ngày cũng có tác dụng giúp trị nhiệt miệng hiệu quả cho trẻ.

Mật ong cực kỳ hữu dụng trong điều trị nhiệt miệng cho trẻ
Mật ong cực kỳ hữu dụng trong điều trị nhiệt miệng cho trẻ

Bôi nước ép lá rau ngót

Rau ngót có tính mát, giải nhiệt cơ thể cực tốt. Chỉ cần bạn giã một ít lá rau ngót với vài hạt muối, lọc lấy phần nước rồi dùng bông tăm chấm lên vết lở trong miệng.

Mỗi ngày chấm 2-3 lần những nốt lở sẽ nhanh bớt.

Cách chăm sóc bé bị nhiệt miệng tại nhà

– Bố mẹ không được cho bé ăn những thực phẩm cay, thực phẩm có tính nóng và nhiều dầu mỡ.

– Đặc biệt không được cho bé uống nước đã lạnh.

– Khi bé đang bị nhiệt miệng không nên ăn quá mặn và không nên ăn mắm vì nó sẽ làm cho vết thương của bé rát bỏng.

– Sau khi ăn xong nên súc miệng bằng nước muối pha loãng.

– Bố mẹ nên chủ động chế biến thức ăn cho bé ở dạng lỏng, vì lúc đang bị lở miệng các bé không muốn ăn uống, cho nên bố mẹ nên nấu những món dạng lỏng để bé dễ nuốt.

– Cho con dùng bàn chải mềm

Để tránh va đụng đến vết thương ở miệng thì tốt nhất bố mẹ cho các bé dùng bàn chải thật mềm.

Bệnh teo não ở trẻ em và những điều cần biết

Bệnh teo não ở trẻ nhỏ là tình trạng não của trẻ bị co giãn về kích thước hoặc giảm về khối lượng, gây biến động chức năng điều khiển của não bộ, làm giảm tinh thần và vận động của trẻ. 1. Bệnh teo não ở trẻ em là gì?…

Nhiệt miệng là một căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ, tuy không khó điều trị nhưng việc quan trọng nhất là phải cho trẻ ăn đúng các loại thực phẩm giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng đồng thời điều trị viêm loét. Tuy nhiên tùy theo nguyên nhân và triệu chứng mà bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả nhất.

Theo Khoe.online tổng hợp