Mẹ cần làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt?

Tác giả: huong

Nhiệt miệng là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và tùy theo triệu chứng của bệnh mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Khi trẻ bị nhiệt miệng thường cảm thấy đau, rát vùng khoang miệng và cổ họng do những vết nhiệt xuất hiện, lười ăn và hay la khóc. Khi bệnh trở nặng, những vết nhiệt bắt đầu mưng mủ, trẻ sốt cao thậm chí những biểu hiện nhiễm khuẩn nặng, áp xe vùng miệng sâu…

Khi có những biểu hiện trẻ bị nhiệt miệng, các mẹ cần lưu ý đến quá trình chăm sóc trẻ đúng cách hơn, cho trẻ ăn uống hợp cách và khoa học cũng như giữ gìn răng miệng của bé thật sạch sẽ.

trẻ bị nhiệt miệng

1. Nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng trẻ nhỏ bị nhiệt miệng

– Nguyên nhân

Đối với người lớn, nhiệt miệng xuất hiện do cơ thể có những thay đổi theo khí hậu, môi trường, cơ thể nóng nhiệt do ăn các thực phẩm cay, nóng… và thường tự khỏi sau một vài ngày bổ sung các loại thực phẩm có tính giải nhiệt như rau, củ, nước mát…

Tuy vậy tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ thường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân và thường nhanh chóng trở nặng, khó chữa lành trong thời gian ngắn.

Sau đây là những nguyên nhân nhiệt miệng mà trẻ em thường mắc phải nhất:

  • Bé đang có các triệu chứng cảm cúm, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
  • Cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, kẽm, folic, các loại vitamin B, B1, C…
  • Bé cắn phải vùng da bên trong miệng, nhiễm trùng vết thương khiến virut herpes simplex phát triển, gây nên tình trạng lở loét khoang miệng.
  • Triệu chứng của bệnh tay, chân, miệng ở trẻ.

– Triệu chứng

  • Xuất hiện những vết nhiệt nhỏ. Lan rộng xuống vùng khoang miệng bên dưới, do tình trạng bệnh kéo dài.
  • Bé hay la khóc, ít nói, không ăn uống, càng ngày càng yếu.
  • Sốt đột ngột.
  • Sưng nướu răng, chảy máu.

2. Điều trị khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt

– Khi trẻ mới bị nhiệt miệng

Các mẹ cần kiểm tra miệng của bé ngay khi thấy có những biểu hiện bất thường. Nếu những vết nhiệt miệng không quá lớn, các mẹ có thể đưa đến bác sĩ kiểm tra, tư vấn chữa trị với kháng sinh phù hợp và lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé kĩ càng hơn, cụ thể:

  • Cho bé súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng, ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến những vết nhiệt, lở lành dần.
  • Sử dụng các loại bàn chải có độ mềm hơn để không ảnh hưởng đến các vết nhiệt, cũng như hạn chế sự đau đớn khi đánh răng, không để bé thấy chán ghét việc đánh răng.
  • Chế biến các loại thực phẩm có tính mát, giải nhiệt. Chủ yếu là các loại rau củ theo nhiều cách chế biến như xay, ép lấy nước. Thức ăn hầu hết nên ở dạng lỏng sẽ giúp bé dễ nuốt hơn những loại thực phẩm dạng rắn.
  • Cho bé uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nước có tác dụng làm thanh lọc cơ thể, hạn chế tình trạng lở miệng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Mặc dù bé ẽ né tránh việc uống nhiều nước bởi cảm giác đau khi uống, song bạn cần thúc ép thường xuyên để giảm tránh nguy cơ mất nước.

– Trường hợp sốt cao

Những trường hợp nhiệt miệng kéo dài, khoang miệng tổn thương nặng, các bé sẽ bắt đầu có những biểu hiện sốt từ 38 đến 40 độ. Khi thấy có các dấu hiệu sốt trên 38,5 độ, các mẹ cần ngay lập tức hạ sốt nhanh cho bé bằng các biện pháp như: nới lỏng quần áo, không mặc quá nhiều đồ, lau người bằng nước ấm, chườm lạnh cho trán và dùng thuộc hạ sốt loại phù hợp.

Nếu bé vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt mặc dù đã được chữa trị kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện uy tín để được chữa trị và khám, xét nghiệm tình trạng bệnh kịp thời. Một số tình trạng nguy hiểm như viêm nặng, viêm tấy lan tỏa vùng khoang miệng, nhiễm khuẩn nặng… sẽ cần được lấy máu và chờ kết quả kiểm tra phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh quai bị ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Bệnh quai bị là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu căn bệnh này không được chú ý thì có thể gây ra những biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não, viêm buồng trứng... có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này…

3. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

trẻ bị nhiệt miệng

Như đã đề cập, do tình trạng khoang miệng không được ổn định của trẻ, những loại thực phẩm có tính mát, giải nhiệt cần được mẹ áp dụng ngay cho thực đơn hàng ngày. Cụ thể là:

– Những loại rau xanh như: rau bó xôi, rau cải xanh, rau má, cải cúc… với cách chế biến xay nhuyễn với gạo, xay lấy nước để cho bé kết hợp như món ăn chính bên cạnh các thực phẩm đạm, và nước uống hằng ngày.

– Những loại rau củ như: cà rốt, bí đỏ, bí xanh… cũng thường xuyên cần chế biến cho bé. Cách chế biến cũng thông qua hình thức xay nhuyễn, tạo dạng lỏng để bé dễ ăn.

– Không nên chọn các loại thức ăn dạng rắn, cứng, khô bởi khoang miệng của bé chưa thể nhai, nuốt được.

– Các món ăn không nêm quá nhiều gia vị mặn. Trẻ em lớn hơn  cũng không nên thêm các gia vị như cay, mặn và quá chua vào món ăn, những loại gia vị này sẽ làm giảm thời gian làm lành vết thương.

Tuy chỉ là một trong những triệu chứng đều gặp phải ít nhất 1 lần, nhưng khi trẻ nhỏ bị nhiệt miệng, các mẹ cần quan tâm hơn đến những biểu hiện của bé, quan sát thường xuyên tình trạng của những vết nhiệt. Khi thấy triệu chứng kéo dài cần đưa bé đến ngay bệnh viện, bác sĩ uy tín để được điều trị kịp thời.

Theo khoe.online tổng hợp