Mọi điều mẹ cần biết về sốt xuất huyết Dengue ở trẻ nhỏ
Tác giả: huong
Sốt xuất huyết Dengue là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ do những ảnh hưởng của môi trường sống, khí hậu thay đổi. Với những biểu hiện ban đầu là sốt nhẹ, bệnh dần có những biến đổi nặng hơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.
Sốt xuất huyết Dengue là chứng bệnh như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh và chữa trị kịp thời? Mời các bạn cùng tìm hiểu để có thể đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bé.
1. Sốt xuất huyết Dengue là gì?
Sốt xuất huyết Dengue hay sốt Dengue, có tên thường gọi là sốt Đăng-gơ là những biểu hiện nguy cấp của Hội chứng sốc Dengue thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, tại nhiều nơi trên thế giới trong đó tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất là ở những vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sốc Dengue xảy ra do 4 loại virus huyết thanh Dengue là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu cơ thể từng nhiễm 1 trong 4 loại virus này, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể miễn dịch giúp hạn chế lần nhiễm bệnh tiếp theo. Tuy vậy nếu cơ thể vẫn tiếp tục nhiễm các loại virus còn lại thì khả năng nhiễm bệnh vẫn có thể xảy ra. Do đó bệnh nhân sốc Dengue tại các quốc vùng nhiệt đới, cận nhiệt đời vẫn có khả năng nhiễm bệnh và thậm chí là nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời.
Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong khu vực cận nhiệt đới, với khí hậu nóng ẩm quanh năm là điều kiện khiến các loại vi khuẩn, virut Dengue có thể dễ dàng xuất hiện. Sốt Dengue là một trong những chứng bệnh trẻ em tại Việt Nam thường mắc phải, thậm chí có một số đã thương vong do không được chữa trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết Dengue
Như đã nêu, sốt Dengue xảy ra do cơ thể bị nhiễm các loại virut Dengue có trong môi trường sống, đặc biệt là khi nhiệt độ không khí tăng và độ ẩm cao. Đường lây lan thường thấy của virut Dengue là do muỗi đốt, trong đó muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) chính là loại côn trùng trung gian gây nên tình trạng truyền nhiễm bệnh nhiều nhất.
Tại Việt Nam, bệnh có thể diễn ra vào bất kì mùa nào trong năm. Đặc biệt gia tăng và phát dịch vào thời điểm mùa mưa ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước ta, và là một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng, được quan tâm nhiều nhất.
3. Triệu chứng của sốt Dengue
Những triệu chứng chính của sốt Dengue là sốt cao, xuất huyết, sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn chức năng đông máu. Cụ thể, các triệu chứng được thể hiện rõ nét thông qua 3 giai đoạn chính:
– Giai đoạn ủ bệnh
Thời kì các virut đang dần xâm nhập vào cơ thể, ủ bệnh kéo dài từ 3-6 ngày thậm chí một số trường hợp lên đến 15 ngày trước khi bùng phát và phát sinh ra những biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe mạnh mẽ.
– Gian đoạn sốt Dengue
Khi phát bệnh, sốt Dengue thường khiến nhiều bà mẹ nhầm tưởng với những triệu chứng cảm sốt thông thường. Bé bắt đầu có những biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn rồi đến đau cơ, khớp, nhức hai khối mắt, nổi hạch, xuất hiện chấm xuất huyết hoặc nặng hơn là chảy máu cam, chảy máu chân răng…
Từ 2-7 ngày sốt liên tụ, bé sẽ bắt đầu có những biểu hiện bước sang giai đoạn nguy hiểm hơn là sốt xuất huyết Dengue.
– Giai đoạn sốt xuất huyết Dengue
Khi không được chữa trị đúng lúc, bệnh bắt đầu có những chuyển biến nặng hơn và bước sang giai đoạn sốt xuất huyết với những triệu chứng nguy cấp hơn.
Những biểu hiện trong giai đoạn sốt xuất huyết Dengue sẽ được chia theo 4 cấp độ:
- Độ 1: Sốt đột ngột và liên tục, kéo dài từ 2-7 ngày.
- Độ 2: Diễn ra những triệu chứng như độ 1, kèm theo xuất huyết dưới da và niêm mạc.
Xuất huyết dưới da: Với các nốt xuất huyết rải rác ở mặt, 2 cẳng chân, mặt trong 2 cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn…
Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu mũi, máu răng, tiểu ra máu. Đối với nữ giới đã có kinh nguyệt, sẽ xuất hiện tình trạng rong kinh kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn thường lệ.
- Độ 3: Có những dấu hiệu suy tuần hoàn, xuất hiện mạch nhanh và nhỏ, hạ huyết áp đột ngột, da lạnh ẩm, lạnh ở các đầu ngón chân, tay, ngủ li bì và mắt lờ đờ.
- Độ 4: Với những biểu hiện vô cùng nghiêm trọng, sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt và huyết áp không thể đo được. Một số trường hợp nguy cấp thậm chí có những biểu hiện xuất huyết nội tạng, xuất huyết phổi, não, gan phình to.
Khi bước sang giai đoạn này cần ngay lập tức cấp cứu kịp thời nếu không sẽ dẫn đến tử vong.
4. Điều trị sốt xuất huyết Dengue
Các mẹ khi thấy trẻ nhỏ có những dấu hiệu sốt bất thường cần thực hiện những biện pháp hạ sốt tạm thời, nới lỏng quần áo, lau người bằng nước ấm. Đồng thời đưa bé đến ngay những cơ sở, bệnh viên uy tín để có thể tiến hành khám và xét nghiệm, phán đoán được tình trạng bệnh một cách chính xác nhất.
5. Cách phòng tránh sốt xuất huyết Dengue
- Cần thường xuyên quan tâm đến những tin tức mới của Bộ Y tế về các dịch bệnh hiện có.
- Chưa có loại vắc-xin phòng sốt Dengue hiệu quả, do đó cần thực hiện các công tác giữ gìn môi trường, kiểm soát, ngăn chặn không cho muỗi và các loại côn trùng phát triển.
- Mắc màn khi đi ngủ và vệ sinh cơ thể của bé thường xuyên.
Sốt xuất huyết Dengue là một chứng bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ nhỏ khi không được phát hiện kịp thời. Các mẹ cần lưu ý khi thấy có những dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và chữa trị đúng cách.
Theo khoe.online tổng hợp