Phải làm gì với bệnh hen phế quản ở trẻ em

Tác giả: huong

Bệnh hen phế quản ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm bởi vì đây là bệnh tiềm ẩn nguy cơ tử vong cho trẻ. Nếu bé mắc phải căn bệnh này thì bố mẹ cần phải điều trị một cách nghiêm túc nhất để hạn chế nguy hiểm nhất cho bé yêu.

bệnh hen phế quản ở trẻ em
Bệnh hen phế quản ở trẻ em

1. Bệnh hen phế quản là gì?

Bệnh hen phế quản là một tình trạng viêm mãn tính đường hô hấp và cs sự tham gia của nhiều tế bào viêm nhiễm. Khi trẻ em mắc phải bệnh này gây nên khó thởm thỏ rít, ho nhiều và tức ngực.

Tỷ lệ trẻ em trên thế giới mắc phải bệnh này khá cao, nhất là trẻ em ở Úc chiếm 29% và New Zealand là 30%, con số này khá cao.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hen phế quản, nhưng có 3 nguyên nhân thường hay gặp sau đây: Bệnh hen phế quản ở trẻ em do dị ứng, hen do vận động và hen do vi rút.

  • Hen phế quản do bị dị ứng
bệnh hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản do dị ứng

Có thể trẻ em bị dị ứng với một số loại như phấn hoa, bụi nhà, mùi mỹ phẩm… Nếu như trẻ em bị dị ứng với một trong số những thứ đó thì mẹ phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân có đúng như vậy hay không.

Khi bé hít phải những thứ đó sẽ dẫn đến hiện tượng ho, ho nhiều dẫn đến mệt mỏi, ốm yếu.

  • Hen do vi rút

Sau khi nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút sẽ dẫn đến bệnh hen phế quả do vi rút. Khi bị hen do nguyên nhân này làm cho người bệnh có cảm giác thở rít, khó thở, đau ngực.

  • Hen phế quản do vận động

Trong quá trình trẻ chơi đùa, vận động mạnh cũng là lúc trẻ sẽ hít nhiều không khí qua miệng, lúc này đường thở bị hẹp do phản ứng với không khí lạnh và khô.

Triệu chứng thường thấy là ho, khó thở và thở khò khè. Đặc biệt đối với em bé đã có tiền sử mắc bệnh hen phế quản bố mẹ cần chú ý không cho bé hạnh động với cường độ quá mạnh, vì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho bé, càng hạn chế cho bé tiếp xúc với gió thì càng tốt.

3. Triệu chứng nhận biết bệnh hen phế quản

Thông thường bệnh này rất khó nhận biết vì bố mẹ nghĩ rằng đó là những dấu hiệu thông thường của chứng cảm cúm nhưng tiềm ẩn những nguyên nhân của bệnh hen phế quản.

  • Bé có cảm giác nặng ngực
  • Ho lâu ngày không khỏi, cơn ho càng ngày càng nặng và kéo dài hơn, đặc biệt là cơn ho kéo dài về đêm
  • Thở khó khăn và thở khò khè
  • Kho ho sẽ đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác như: sổ mũi, ho, đau họng, tức ngực…
  • Bé bị ho nếu như cười quá nhiều hoặc khóc quá nhiều hoặc cố gắng quá sức để chạy nhảy, vui đùa.
  • Tiếng nói bị ngắt quả, giọng khàn khàn, co kéo lồng ngực, khi thở có nghe tiếng rít rít.

4. Cách điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em

Tùy vào từng tình trạng và nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ có cách trị bệnh khác nhau, phù hợp từng bệnh nhân.

bệnh hen phế quản ở trẻ em
Thuốc xịt có tác dụng nhanh hơn loại thuốc tiêm và uống

Hiện nay trong Y học có sử dụng 2 loại thuốc điều trị chính: cắt cơn và thuốc dự phòng. Và các loại thuốc dùng cho bệnh hen phế quản thường là loại xịt khí dung, loại này có tác dụng nhanh hơn những loại thuốc tiêm hay uống khác.

Nhưng tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để gặp bác sĩ chuyên khoa để được nhận lời khuyên và định hướng điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý như thế nào.

Chúng tôi có giới thiệu cho bạn một số cách cắt cơn hen phế quản cho trẻ em.

Bước 1: Cho bé tránh xa nguyên nhân gây hen

Bố mẹ nên quan sát thật kĩ nguyên nhân nào làm cho bé lên cơn hen phế quản, nếu như bé vừa mới chơi đùa quá sức thì bố mẹ cần cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát.

Bước 2: Sơ cứu người lên cơn hen

Tùy vào mức độ mà bố mẹ cần có cách xử lý khác nhau:

Thứ nhất, khi bé chỉ lên cơn khó thở nhẹ thì bố mẹ nên bình tĩnh cho bé uống nhiều nước ấm, nước ấm có tác dụng làm tan đờm, giúp trẻ dễ thở hơn.

Thứ hai, nếu như bé bị nặng hơn thì cho trẻ dùng thuốc cắt cơn, chỉ nên xịt 1 lần, trường hợp sau khi xịt lần 1 không thấy giảm thì bắt đầu xịt lần hai. Lần thứ nhất cách lần thứ hai khoảng 20 phút.

Thứ ba, nếu như bé quá nặng đến mức thuốc cắt cơn không có tác dụng thì ngay lập tức bố mẹ phải đưa bé đến bệnh biên để được bác sĩ kịp thời xứ lý.

5. Cách phòng ngừa bệnh hen phế quản

  • Để ngăn ngừa bệnh hen phế quản này bố mẹ phải giữ ấm cho bé, không cho tiếp xúc với trời lạnh, hạn chế cho bé uống nước đá lạnh.
  • Bố mẹ không nên cho em bé vận động quá nhiều, chỉ nên vận động vừa phải.
  • Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của bé phải phù hợp với tình trạng thể lực.

Ngoài ra khi thấy bé có những dấu hiệu nào bất thường bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

Theo Khoe.online tổng hợp