Mọi điều cần biết khi nhận thấy trẻ bị viêm phế quản

Tác giả: huong

Viêm phế quản là triệu chứng viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của phổi, làm xuất hiện những hiện tượng thở khò khè, khó thở, tức ngực và mệt mỏi thường xuyên. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản, với nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng khác nhau. Đối với trẻ bị viêm phế quản cần được phát hiện và chữa trị kịp thời, áp dụng phương pháp chăm sóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bé về sau.

trẻ bị viêm phế quản

1. Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là triệu chứng viêm nhiễm bộ phận phế quản, khu vực đường thở lớn và trung bình ở trong phổi. Tình trạng của viêm phế quản được chia theo 2 mức độ và mãn tính và cấp tính, với những biểu hiện thở khò khè, thường xuyên thấy khó thở, tức ngực, chóng mặt, mệt mỏi.

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là hiện tượng do viêm nhiễm đường thở dưới, khu vực kết nối khí quản và phổi do các loại virus, vi khuẩn có trong môi trường sống gây nên. Ở trẻ nhỏ, viêm phế quản thường khiến các bé ho nhiều, hít thở khó khăn, trong họng có đờm, kèm theo những biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, hay la khóc.

2. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi do cơ thể vẫn còn khá yếu, chưa tạo đủ kháng thể cho cơ thể.

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường xuất hiện nhiều những khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa nhiều, nhiệt độ hạ thấp, chuyển lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, thiếu sức đề kháng. Bên cạnh đó, khi trẻ đang mắc phải những loại cúm thông thường hoặc do suy dinh dưỡng, sức đề kháng thấp, sinh non…  cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến biến chứng viêm phế quản.

Từ đó nhiều vi khuẩn, virus như virus cảm cúm, virus Respiratoire Syncytial có cơ hội tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể. Là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm phế quản ở trẻ nhỏ, những triệu chứng ban đầu của virus là những chứng cảm cúm, sốt ho thông thường. Tuy vậy khi không được chữa trị kịp thời, những triệu chứng cảm cúm xuất hiện ngày càng nhiều, virus lây lan dần đến bộ phận cuống phổi khiến khí quản sưng phồng, tiết dịch nhầy khiến trẻ ho nhiều, thở mệt, biến chứng dẫn đến viêm phế quản, nặng hơn là viêm phổi.

Phải làm gì với bệnh hen phế quản ở trẻ em

Bệnh hen phế quản ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm bởi vì đây là bệnh tiềm ẩn nguy cơ tử vong cho trẻ. Nếu bé mắc phải căn bệnh này thì bố mẹ cần phải điều trị một cách nghiêm túc nhất để hạn chế nguy hiểm nhất cho…

3. Triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Những triệu chứng ban đầu của viêm phế quản là những biểu hiện của chứng bệnh cảm cúm, với những biểu hiện lâm sàng là người mệt mỏi, sổ mũi, ho, thở nhanh kéo dài từ 2-4 ngày.

Sau thời gian dài không có những biện pháp chữa trị virus cảm cúm dứt điểm, bệnh trở nặng hơn khi lan đến bộ phận cuống phổi và phổi. Bé bắt đầu có những biểu hiện nghiêm trọng hơn như thỏ khò khè, hơi thở ngắn, đứt quãng, ho nhiều kèm theo ho ra đờm, chảy nước mũi và sốt cao dần.

Đỉnh điểm khi viêm phế quản dần biến chứng thành viêm phổi, trẻ nhỏ bắt đầu sốt cao liên tục, ho khan nhiều, khó thở, tim đập nhanh, tím tái và toát mồ hôi lạnh. Trẻ dưới 3 tuổi có thể dẫn đến ngưng thở, hôn mê lâm sàng và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu.

trẻ bị viêm phế quản

Những biểu hiện cần đưa bé đi khám và nhập viện ngay:

  • Biếng ăn, bỏ bú.
  • Ói nhiều, da vàng vọt hoặc tím tái.
  • Khó thở, nhịp thở nhanh hoặc đứt quãng, gặp khó khăn về khả năng hít thở.
  • Ho nhiều từ 7-10 ngày không giảm.
  • Sốt cao và liên tục không giảm.

4. Chăm sóc trẻ khi bị viêm phế quản

Viêm phế quản là chứng bệnh nguy hiểm, cần được khám và chữa trị kịp thời. Những trường hợp bệnh mới ở mức độ nhẹ, nếu được bác sĩ cho phép cha mẹ có thể đưa về điều trị ngoại trú tại nhà và sử dụng liều lượng thuốc, cách thức chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những lưu ý sau đây sẽ giúp mẹ chăm sóc cho trẻ viêm phế quản tốt hơn:

– Cho bé uống nhiều nước ấm mỗi ngày, bổ sung lượng nước giúp trẻ thanh lọc cơ thể, lọc thận, phổi.

– Làm sạch không gian sinh sống trong nhà, đảm bảo môi trường xung quanh trong lành, không hút thuốc, để khói bụi gần trẻ.

– Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, đồng thời vẫn giữ được không gian có nhiệt độ ổn định, hạn chế việc ủ kín quá nhiều quần áo cho trẻ.

– Trường hợp lặp lại sốt cao, hỏi ý kiến bác sĩ để được sử dụng loại thuốc phù hợp. Những loại thuốc hạ sốt dạng uống hoặc viên nhét như acetaminophen hay ibuprofen, được nhiều mẹ chọn sử dụng nhiều. Tuy vậy hãy đảm bảo đây là những phương thuốc đã được cho phép bởi bác sĩ.

Hen phế quản và những điều cần lưu ý

Hen phế quản, hay còn gọi là bệnh hen suyễn, bệnh suyễn. Khi bị hen phế quản, người bệnh sẽ thấy khó thở từng cơn do phế quản bị co thắt kèm theo tăng tiết dịch, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nguyên nhân hen phế quản…

– Chuẩn bị những món ăn dễ tiêu hóa, không nhiều dầu mỡ, dễ nuốt như cháo loãng, sữa, soup… làm từ các loại rau củ lành tính, kết hợp các loại đạm phù hợp. Không ép, nhồi nhét khi ăn bởi sẽ khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa nhiều hơn.

– Thìa mật ong pha với nước ấm nhẹ cho trẻ uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp trẻ giảm ho dần mà vẫn đảm bảo an toàn. Tuy vậy mật ong chỉ dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa virus độc hại xâm nhập vào môi trường xung quanh trẻ nhỏ, để giảm tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Chữa trị các triệu chứng cảm cúm ban đầu cho trẻ, để loại bỏ nguy cơ biến chứng viêm phế quản về sau. Trẻ bị viêm phế quản sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại không ngờ nếu cha mẹ không có những quan tâm sớm cho tình hình sức khỏe, đưa trẻ khám định kỳ để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.

Theo khoe.online tổng hợp