Trẻ bị nấm miệng có những triệu chứng và biểu hiện gì?
Tác giả: sites
Trẻ bị nấm miệng do vi khuẩn Candida gây ra là một trong những bệnh lý rất phổ biến thường gặp ở trẻ em. Bệnh nấm miệng ở trẻ có thể phát hiện qua những lần tình cờ thăm khám. Hoặc do bé có những triệu chứng khó chịu mà mẹ đưa bé đến khám bác sĩ.
Do đó, mặc dù nấm miệng ở trẻ không khó để chẩn đoán và điều trị. Nhưng lại rất dễ bị bỏ xót làm bệnh có thể diễn tiến nặng hơn. Hoặc do mẹ chủ quan, cứ nghĩ là bé bị nấm miệng, không đưa bé đi khám bác sĩ mà chỉ dùng thuốc trị nấm miệng cho bé một cách không cần thiết trong thời gian dài.
Nấm Candida có đặc điểm gì?
Nấm Candida, bình thường trú ẩn trên cơ thể và không gây ra bệnh lý gì.
Theo thống kê cho thấy, có 40 – 60% dân số là người lành mang Canidida trên người.
Candida thường tồn tại ở hệ tiêu hóa, da, cơ quan sinh dục nữ,… và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chủng Candida Albicans là chiếm tỷ lệ cao nhất 70%.
Nấm miệng Candida ở trẻ thường là do trong lúc sinh, có thể âm đạo của mẹ đã bị nấm Candida lúc mang thai. Lúc này, miệng trẻ có độ pH thấp, rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm.
Bị nấm miệng Candida có triệu chứng gì?
Khi bị nấm miệng, trẻ thường không có triệu chứng. Có thể phát hiện ra bệnh thông qua tình cờ thăm khám bác sĩ ở một bệnh khác. Hoặc do tình cờ thấy trên niêm mạc má hay lưỡi của bé có những mảng trắng.
Nấm miệng, bé có thể sẽ xuất hiện tình trạng biếng ăn, đau rát họng, nôn ói. Nếu bệnh tiến triển nặng, nấm Candida lan xuống thực quản, sẽ gây khó nuốt ở bé. Hay bé sẽ bị khàn giọng khi nấm lan xuống thanh quản.
Biểu hiện của nấm miệng ở trẻ
Niêm mạc má, lưỡi,… của bé sẽ xuất hiện những mảng trắng như sữa, phủ trên nền hồng ban, bám dính chặt và khó bóc tách. Nếu cố bóc tách những mảng trắng này ra có thể gây chảy máu.
Đa số thường biểu hiện dưới dạng giả mạc trắng. Một số sẽ biểu hiện với dạng bạch sản, tăng sản lưỡi. Hay dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Với trẻ thường dùng corticoid dạng hít hay xông để điều trị dự phòng suyễn mà không súc miệng sạch sẽ sau khi xịt cũng có thể bị nấm miệng dưới dạng hồng ban thường thấy ở vùng vòm họng.
Cách điều trị
Theo Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp. Hồ Chí Minh, trẻ bị nấm miệng cần được tăng cường vệ sinh răng miệng sạch sẽ, loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida ở miệng.
Bố mẹ có thể dùng Nystain tại chỗ. Hoặc có thể dùng Miconazole Oral Gel để rơ miệng cho bé. Miconazole Oral Gel có mùi vị được bé dễ chấp nhận tốt hơn Nystain.
Bên cạnh đó, bộ mẹ tuyệt đối không dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé, nhất là bé dưới 1 tuổi. Trong mật ong có thể có chứa bào tử Clostradium Botulinum, có thể biến dạng thành vi khuẩn gây ra bệnh nguy hiểm cho trẻ.
Cách rơ miệng giúp trẻ thoải mái trong quá trình điều trị:
Khi rơ miệng sẽ làm cho bé khó chịu và dễ bị nôn trớ, tốt nhất hãy rơ lúc bé còn đói và làm theo cách sau:
Người mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sau đó lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc rơ miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé.
Sau đó thấm ngón tay có gạc vào thuốc chống nấm Nystatin hay Miconazole với lượng vừa đủ. Nếu nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, nên rơ theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và rơ lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.
Những trẻ bị nấm candida thì chỉ cần rơ miệng bằng thuốc là có thể điều trị khỏi, chỉ một số hiếm trường hợp phải dùng thuốc uống tác dụng toàn thân như những trường hợp không đáp ứng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ và đối với những bé bị suy giảm hệ miễn dịch.
Phòng ngừa bệnh nấm miệng tái phát ở trẻ
– Thường xuyên vệ sinh bằng cách khử trùng các vật dụng thường được trẻ đưa vào miệng như núm vú giả, bình nước… cũng như những vật dụng, đồ chơi xung quanh trẻ, có khả năng trẻ sẽ đưa vào miệng khi chơi.
– Vệ sinh thực phẩm cẩn thận, cho trẻ ăn những món ăn chế biến an toàn.
– Tráng, xúc miệng cho bé sau khi hít corticoid trong điều trị phòng ngừa suyễn.
– Cho trẻ uống nhiều nước hằng ngày cũng như các loại nước trái cây, rau quả chứa nhiều vitamin C để ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn gây nấm miệng xuất hiện.
– Vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày bằng cách đánh răng và súc miệng bằng nước muối để hạn chế nguy cơ vi khuẩn xuất hiện.
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị nấm miệng, cha mẹ cần hết sức lưu ý và nên đưa trẻ đến tìm khám bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả.
Theo khoe.online tổng hợp