Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Tác giả: huong

Do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt và chưa hoàn chỉnh nên rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, phổ biến nhất là bệnh kiết lỵ. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nặng và đe dọa sức khỏe của bé.

Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh tiêu chảy kiết lị thường xảy ra vào mùa hè (khoảng tháng 6, tháng 7). Đây là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do  Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella gây ra. Vi khuẩn Shigella được tống ra ngoài cùng phân. Nếu không được vệ sinh tay sạch sẽ khi đi cầu, tay sẽ bị nhiễm trùng. Đây là cơ hội tốt để vi khuẩn Ahigella lây lan và gây bệnh.

Nguyên nhân bệnh kiết lỵ ở trẻ

  • Trẻ sơ sinh đang mọc răng, thường bị đau và chán ăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ đi phân lỏng và chảy nước.
  • Trẻ uống thuốc kháng sinh nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh bệnh kiết lỵ. Kháng sinh có thể làm thay đổi enzyme tiêu hóa trong dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa bị trì trệ.
  • Trẻ ăn phải các loại thức ăn, nước uống bị ôi thiu, nhiễm bẩn
  • Do tiếp xúc với các thú vật mang mầm bệnh, ruồi là trung gian truyền bệnh rất nguy hiểm.
  • Trẻ dùng tay bẩn bốc thức ăn, trực tiếp đưa vi trùng vào cơ thể.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh kiết lỵ ở trẻ em

-Triệu chứng tiêu chảy trong bệnh kiết lỵ sẽ kèm đau bụng và mót rặn, không nôn ói

– Sau khoảng 24h đau bụng và đi ngoài, phân sẽ có dạng dịch nhầy  xen lẫn máu.

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như  thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đai tràng và viêm ruột thừa do amip.

Bạn nên làm gì khi trẻ bị kiết lỵ?

  • Nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ nếu thấy phân có chất nhớt, máu hoặc mủ.
  • Dùng Oresol đúng theo hướng dẫn đề để bù nước cho trẻ. Việc cơ thể mất nước quá nhiều có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
  • Mỗi khi trẻ đi cầu, bạn nên cho trẻ vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng.

    bệnh kiết lỵ ở trẻ em
    Bạn nên tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh

Các thực phẩm tốt cho trẻ bị kiết lỵ

  • Mẹ nên cho trẻ  ăn các món loãng, nhạt, ít chất xơ và dầu mỡ  dễ tiêu hóa, với nhiều bữa ăn nhỏ
  • Chọn các loại thực phẩm dễ tiêu như gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh…
  • Bổ sung các loại rau quả tươi vào bữa ăn của trẻ bằng cách luộc, hoặc ép thành nước. Các loại trái cây như chuối, táo chứa kali và pectin- chất xơ hòa tan trong nước giúp giảm triệu chứng tiêu chảy khi bị kiết lỵ.
  • Tăng cường bổ sung lợi khuẩn probiotic để cải thiện sức khỏe ruột kết.
  •  Bổ sung vào bữa ăn của bé các thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt vào chế độ ăn khi bị kiết lỵ như tỏi, lá chè, ngó sen, ổi,…

Cách phòng chống bệnh kiết lị ơ trẻ em

  • Tuân thủ quy tắc “ăn chín, uống sôi”.
  • Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn.
  • Che đậy thức ăn kỹ lưỡng, tránh ruồi nhặng và các sinh vật truyền bệnh.
  • Vệ sinh phân, rác  thường xuyên,  quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
  • Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ mội trường sống xung quanh, đặc biệt nơi sinh hoạt, ăn uống của trẻ.
  • Chú ý cho trẻ ăn no trước khi uống.

Cần hết sức lưu ý và đề phòng bệnh kiết lị cho trẻ để đảm bảo trẻ không gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện kiết lị nặng, nên để trẻ đến bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.