Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh chàm ở trẻ em

Tác giả: huong

Bệnh chàm là vấn đề về da thường gặp nhất ở những trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ không biết cách chăm sóc sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Mời cả nhà cùng Khoe.online tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết cũng như cách chăm sóc trẻ khi bị chàm nhé!

Bệnh chàm là gì?

Với tên y học là eczema, bệnh chàm là tình trạng viêm da mãn tính, khiến da bị đỏ, khô, tróc vẩy, đi kèm cảm giác khó chịu. Thông thường, bệnh chàm sẽ xuất hiện ở những tháng đầu đời của trẻ hoặc trước 5 tuổi.

Bệnh chạm được phân thành nhiều cấp độ như cấp, bán cấp và mạn tính. Tùy tình trạng sức khỏe và cơ địa của bé mà mức độ bệnh có thể nặng, nhẹ khác nhau hoặc có thể tái lại thường xuyên.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ em, phổ biến nhất là 3 nguyên nhân chính sau:

  • Do cơ địa cơ thể mỗi người:
    – Di truyền là nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm, nếu trong gia đình bé có người thân đã từng mắc bệnh chàm, thì bé có nguy cơ cao bị mắc bệnh này.
    – Các rối loạn trong cơ thể như loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết.
  • Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ gây dị ứng như quần áo, chăn màn, khăn,… hoặc ăn phải các thực phẩm không hợp cơ địa như cá biển,tôm cua…
  • Do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, đồng thời chế độ ăn uống thiếu hụt các vitamin, dư thừa các chất đạm…

Các triệu chứng thường gặp của bệnh chàm trẻ em:

  • Các vùng da bị nổi đỏ thành từng mảng, khô hơn vùng da bình thường. Khi bệnh tiến triển nặng thì vùng da nổi đỏ sẽ chuyển thành bị viêm tấy, đỏ hơn và ứa nước. Vùng da bị tổn thường sẽ rất nhạy cả với các loại hóa chất trong nước hoa, xà phòng bột giặt. Khi bị kích ứng, các vết đỏ sẽ trở nên rất ngứa, càng gãi càng khiến da bị đỏ hơn.

    bệnh chàm trẻ em
    Vùng da nổi đỏ thành tửng mảng là triệu chứng của chàm ở trẻ
  • Đối với trẻ sơ sinh, khu vực da thường bị chàm là mặt, trán hoặc da đầu…, cũng có có thể xuất hiện ở chân, tay và lan rộng khắp cơ thể. Với những bé lớn hơn, các vùng da sễ bị chàm ảnh hưởng là vùng da sau đầu gối, trong khủy tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Càng gãi khi ngứa sẽ gây trầy xước da, làm vùng da bị bệnh trở nên dày, khô và xẫm màu hơn.

Cách chăm sóc da cho bé bị chàm

  • Khi nhận thấy bé có các dấu hiệu trên thì bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bé sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt để tránh tình trạng trẻ nhỏ phải sử dụng nhiều thuốc tây.
  • Đồng thời, các bậc phụ huynh nên chú ý trong việc vệ sinh cá nhân cho bé:
  • Cắt ngắn móng tay của bé để tránh gây trầy xước da khi bé gãi.
  • Không nên cho bé ở trong bồn tắm quá 10 phút. Tránh sử dụng những sản phẩm tắm có chứa xà phông hay hương liệu.
  • Sử dụng các loại khăn 100% cotton để làm khô da bé, lau nhẹ nhàng, không chà sát quá mạnh.
  • Sử dụng loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để dưỡng ẩm cho da bé sau khi tắm.
  • Thường xuyên quét dọn trong phòng bé, giữ phòng bé thoáng khí, không khói.
  • Cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng mát với chất liệu 100% cotton, tránh dùng len và các chất liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé.
  • Chú ý chế độ ăn uống hằng ngày của bé: tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá biển. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể và chỉ nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khi bé từ 6 tháng trở lên nhưng nên tránh các loại thức ăn dị ứng

Lưu ý: Do bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nên mẹ cần đưa trẻ đi tái khám sau mỗi đợt điều trị để tránh sự tái phát!

Theo khoe.online tổng hợp