Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sốt siêu vi ở trẻ em
Tác giả: huong
Sốt siêu vi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ bị sốt cao liên tục. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như động kinh, viêm màng não. Do triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm thông thường nên khiến các bậc phụ huynh chủ quan, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc cho bé.
Cập nhật đầy đủ kiến thức về bệnh sốt siêu vi ở trẻ là vấn đề mà tất cả bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ nên quan tâm. Mời bạn cùng Khoe.online tìm hiểu về bệnh này qua những thông tin sau đây nhé!
Bệnh sốt siêu vi ở trẻ em là gì?
Sốt siêu vi xảy ra do sự thâm nhập của các loại siêu vi trùng khác nhau. Bệnh có thể khỏi sau 10-14 ngày nếu điều trị đúng cách. Nếu không xác định đúng bệnh và sử dụng thuốc tùy tiện có thể khiến bé có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong.
Triệu chứng của bệnh sốt siêu vi ở trẻ em
- Sốt cao kèm co giật: trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C, kèm các triệu chứng như co giật, tím môi. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hôn mê sâu và nhiều biến chứng khác.
- Nôn: Trẻ bị nôn ói sau khi ăn ( nôn khang liên tục cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm màng não)
- Sốt cao rét run: Trẻ bị lạnh toàn thân, nhất là ở tay và chân, có thể xuất hiện các vân tím trên da.
- Chảy nước mũi: Nước mũi trong, không có mùi, tăng tiết đờm dãi trong miệng.
- Ho: Ho khan hoặc có đờm do viêm tai mũi họng.
- Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước. Khi trẻ đi ngoài nhiều rất dễ bị mất nước, nếu không chăm sóc tốt có thể khiến tình trạng của bé nặng hơn.
- Đau đầu: Trẻ lớn có thể kêu đau đầu dữ dội, trẻ nhỏ thì quấy khóc, vật vã.
- Đau mình mẩy, đau cơ: Trẻ bị sốt siêu vi thường cảm thấy mệt mỏi, nhức mỏi cơ bắp toàn thân.
- Phát ban: Sau khi sốt siêu vi khoảng 2-3 ngày, trẻ có thể xuất hiện ban đỏ trên da và đỡ sốt hơn.
Khi bé nhà bạn có các triệu chứng kéo dài từ 2-3 ngày không giảm thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt siêu vi
- Bù nước và chất điện giải: các triệu chứng như sốt, nôn ói, tiêu chảy có thể khiến cơ thể mất khá nhiều nước. Vì vậy, mẹ nên cho bé uống nhiều nước hoặc các dung dịch bù đắp lượng nước và chất điện giải như Oresol.
- Chống bội nhiễm: Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ cho trẻ nằng nước ấm. Giữ ấm cơ thể, tránh gió. Mẹ nên nhỏ mắt và nhỏ mũi bằng dung dịch Natriclorua 0.95 để tránh tình trạng bội nhiễm. Không nên cho trẻ đến trường vì bệnh rất dễ lây lan.
- Dinh dưỡng hợp lý: cho trẻ ăn những thực phẩm lỏng, nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như súp, cháo, sữa,…
- Giữ vệ sinh sạch sẽ : Nên cho trẻ ở một căn phòng thoáng khí trong lành, sạch sẽ được quét dọn vệ sinh thường xuyên.
- Không tự ý mua các loại thuốc kháng sinh về điều trị mà nên đưa trẻ đến khám ở các chuyên khoa nhi tại các bệnh viện.
Cách phòng bệnh sốt siêu vi ở trẻ em
- Bạn nên đưa trẻ đi phòng cúm để giảm nguy cơ xâm nhập của các loại vi rút phổ biến.
- Trong mùa dịch không nên cho trẻ đến những nơi đông đúc hoặc tiếp xúc với người bệnh
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau, có chế độ nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý.
Sốt siêu vi cần được phòng tránh thường xuyên để đảm bảo hạn chế nguy cơ lây nhiễm ở trẻ nhỏ. Đặc biệt khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Theo khoe.online tổng hợp