Tìm hiểu bệnh động kinh ở trẻ em
Tác giả: huong
Bệnh động kinh ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến, liên quan đến não. Biểu hiện của bệnh này là những cơn co giật thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Vậy nguyên nhân, biểu hiện cụ thể và cách chăm sóc bệnh nhân động kinh như thế nào?
1. Bệnh động kinh là gì?
Dộng kinh là một căn bệnh liên quan đến não bộ, nguyên nhân do sự phóng lực của những tế bào thần kinh. Cơn động kinh kéo đến bất ngờ kèm theo những dấu hiệu như co cứng, chân tay bị co giật, rối loạn tinh thần và cảm xúc…
Căn bệnh động kinh này thường hay gặp ở những trẻ em dưới 5 tuổi, bố mẹ và những người xung quanh rất xúc động khi thấy con em mình chống chọi với những cơn động kinh kéo đến. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh này là gì?
Có 3 loại động kinh như sau: động kinh toàn thân, động kinh cục bộ, động kinh kịch phát Rolando. Chúng tôi cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về các loại động kinh như sau:
- Động kinh toàn thân: Loại này thường hay thấy ở trẻ em và được chia thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn trương lực: đây là giai đoạn mới phát triển, người bệnh có một số dấu hiệu đi kèm như bị xỉu đột ngột, chân tay tê cứng, không thở được, hai răng nghiến lại, da xanh tái và mắt trợn ngược.
Giai đoạn giật rung: Toàn thân bị co giật mạnh, kèm theo là hai hàm răng nghiến chặt, lưỡi thụt ra thịt vào, đôi khi bệnh nhân tự cắn lưỡi mình chảy máu, sùi bọt mép, méo mặt… Một lần lên cơn kéo dài khoảng 3 phút rồi sau đó chuyển sang hôn mê.
Giai đoạn hôn mê: Đây là một dạng động kinh toàn thân, toàn thân không mềm nhũn, nằm yên một chỗ, thở khò khè khó khăn, da dẻ xanh tái. Cơn động kinh này kéo dài khoảng 15 phút cho đến 1 giờ đồng hồ. Khi bệnh nhân tỉnh lại sẽ không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra với mình nữa.
- Động kinh cục bộ
Chỉ xảy ra ở một phần nào đó trên cơ thể của người bệnh, chỉ có thể là phần trên, dưới hoặc trái, phải của cơ thể.
- Động kinh kịch phát Rolando
Loại động kinh này là sự kết hợp giữa hai loại động kinh cục bộ và động kinh toàn thân. Có lúc là động kinh toàn cơ thể hoặc đôi khi chỉ là một bộ phần nào đó trên cơ thể.
2. Nguyên nhân của chứng bệnh động kinh ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng động kinh ở trẻ em, nhưng có thể là do những nguyên nhân chính sau đây:
- Do di truyền
Nếu như trong gia đình có ông bà hoặc cha mẹ bị động kinh thì có thể em bé sinh ra cũng rất dễ bị bệnh động kinh.
- Trẻ bị u não
U não càng ngày càng lớn lên thì kích thước u sẽ chèn lên dây thần kinh, làm tê liệt dây thần kinh và gây nên bệnh động kinh ở trẻ em.
- Trẻ bị các bệnh viêm não và viêm màng não
Khi trẻ mắc những chứng bệnh về não sẽ là nguyên nhân dẫn đến động kinh ở trẻ em và lâu ngày tái phát giống như một vết sẹo lâu năm.
- Do khó sinh
Trong quá trình sinh, nếu như những ca nào khó buộc bác sĩ phải dùng kẹp hay máy hút, chính những công cụ này có thể làm tổn thương não của bé. Hoặc có những trường hợp khó sinh, nước ối bị vỡ ra làm cho bé bị ngạt thở, thiếu oxy làm ảnh hưởng đến não.
- Do bị va đập hoặc chấn thương
Trẻ bị té, đập đầu xuống vào vật cứng, làm tổn thương đến não bộ. Đây là nguyên nhân thường hay gặp nhất ở trẻ em.
3. Những biểu hiện của bệnh động kinh
Những dấu hiện của bệnh động kinh ở trẻ em như:
Chớp mắt liên tục, bị hoa mắt, nghiến răng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn… Nếu như bố mẹ thấy bé có những dấu hiệu này thì biết bé chuẩn bị lên cơn.
Khi lên cơn bé bị co giật liên tục, răng nghiến chặt, chân tay co cứng lại, sủi bọt mép, mắt trợn ngược.
4. Cách chăm sóc bệnh nhân động kinh
Vì bệnh động kinh này liên quan đến não bộ cho nên bố mẹ cố gắng tạo môi trường thoải mái, vui vẻ để bé bớt căng thẳng, tránh la mắng hay cáu gắt đối với bé như vậy sẽ dễ làm kích động đến bé, làm bé tủi thân và ảnh hưởng đến bệnh tình nhiều hơn.
Chế độ dinh dưỡng của bé hợp lý để bé đủ sức đề kháng, tuyệt đối không được cho bé uống những chất kích thích như rượu bia hoặc chất kích thích.
Bố mẹ hãy cố gắng dành thời gian theo sát bé để bé để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của con. Khi bé bị lên cơn rất dễ cắn lưỡi chảy máu cho nên bố mẹ nên dùng muỗng hoặc vật cứng chắn ngang miệng.
Cho trẻ uống thuốc điều độ, đúng theo quy định của bác sĩ để tình trạng bệnh nhanh khỏi và bố mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý vì bệnh này phải có thời gian chữa trị lâu dài thì mới có thể hi vọng thuyên giảm được.
Bố mẹ tuyệt đối không được cho bé uống lung tung bất kỳ một loại thuốc nào, mọi điều trị phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh động kinh ở trẻ em mà bố mẹ cần phải biết để có cách điều trị đúng đắn cho con mình.
Theo Khoe.online tổng hợp