Dấu hiệu nhận biết sốt virus ở trẻ em và cách điều trị

Tác giả: huong

Nhiều năm trở lại đây, mỗi khi thời tiết giao mùa thì tình trạng sốt virus ở trẻ em lại tăng cao. Nếu không biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời, sốt virus có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

Các virus gây sốt ở trẻ nhỏ

Mỗi khi thời tiết chuyển đổi, hệ miễn dịch của trẻ khá non nớt, không đủ sức “chống chọi” trước sự phát triển của các virus ký sinh trên đường hô hấp và tiêu hóa. Một khi chúng xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ ủ bệnh và bùng phát. Tình trạng nhiễm virus và gây nên sốt cao, y học gọi là sốt virus. Các virus gây sốt ở trẻ nhỏ gồm: coxackie, myxo, thủy đậu, viêm não, sởi…

sốt virus ở trẻ em

Triệu chứng khi trẻ bị sốt virus

Thông thường khi trẻ bị sốt virus, trẻ thường sẽ gặp những dấu hiệu sau trong vòng 3 – 5 ngày:

– Sốt: Một trong những triệu chứng đầu tiên là sốt cao liên tục trong ngày. Nhiệt độ cơ thể có khi lên đến 39 đến 41 độ C. Sốt nặng nhất thường vào buổi chiều hoặc ban đêm. Các mẹ cần lưu ý, vào ban đêm khi con ngủ nên kiểm tra nhiệt độ của con thường xuyên.

– Những cơn đau: Sốt virus không chỉ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao mà còn gây nên những cơn đau nhức trên cơ thể. Trẻ có thể bị đau cơ bắp, đau khắp mình mẩy, đau đầu, quấy khóc.

– Viêm long đường hô hấp thường đi kèm với triệu chứng sốt, trẻ nhỏ sẽ không tránh khỏi những cơn ho, viêm họng, chảy nước mũi, hắt hơi…

Viêm hạch: Hạch thường xuất hiện và sưng to ở vùng cổ, vùng đầu khiến bé đau đớn.

Rối loạn tiêu hóa: bé chán ăn, đi tiêu phân lỏng, phân có chất nhầy.

– Mắt mờ: virus gây sốt có thể khiến thị lực bé suy giảm, mắt nhìn mờ, liên tục chảy nước mắt, mắt đỏ.

sốt virus ở trẻ em

Cách chăm sóc và điều trị sốt virus ở trẻ em

– Tuyệt đối không tùy ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ. Vì thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị sốt virus. Cha mẹ có thể dán miếng hạ sốt cho trẻ.

– Sốt cao rất dễ khiến cơ thể mất nước. Do đó phụ huynh có thể bù đắp nước cho con em mình bằng oresol hoặc cháo muối loãng.

– Luôn đặt nhiệt kế ở nách bé thường xuyên để theo dõi nhiệt độ.

– Không được chườm lạnh cơ thể bé mà chỉ lau bằng khăn ấm cho đến khi thân nhiệt còn 37 độ.

sốt virus ở trẻ em

– Dùng nước muối natriclorit 0,9% để vệ sinh mũi cho trẻ.

– Cho trẻ ăn tăng cường các món nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

– Không để trẻ ra ngoài tránh tạo điều kiện cho các biến chứng xảy ra.

Lưu ý, khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C và kèm theo các dấu hiệu ngủ li bì, buồn nôn, đau đầu liên tục, đặc biệt là xuất hiện co giật. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có thuốc hạ sốt theo toa chỉ định. Nếu sốt từ 3 – 5 ngày vẫn chưa khỏi, cha mẹ có thể cho con đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để đề phòng co giật. Hiện nay, sốt virus ở trẻ em chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là dùng thuốc để điều trị các triệu chứng của nó gây nên.

Theo Khoe.online tổng hợp