Bệnh trĩ ở trẻ em và những điều không thể bỏ qua
Tác giả: sites
Nhiều người thường nghĩ rằng bệnh trĩ là bệnh thường gặp phải ở người lớn. Những phiền toái của sự đau đớn và khó chịu ở bệnh trĩ gây ra mà những người lớn đang mắc phải thì trẻ em cũng có nguy cơ tương tự. Bệnh trĩ ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn, sưng tĩnh mạch trong thành hậu môn, các mô của hậu môn bị viêm nhiễm, táo bón kinh niên…
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở trẻ em
Táo bón chính là thủ phạm phổ biến nhất, phân cứng gây khó khăn cho trực tràng. Táo bón có thể do trẻ có thói quen nhịn đi đại tiện lấu ngày. Ít ai quan tâm đến nguyên nhân gây táo bón có thể do sự căng thẳng trong tâm lý của trẻ dẫn đến thói quen nhịn đi đại tiện. Phòng tắm công cộng mất vệ sinh, không an toàn có thể gây tâm lý lo lắng và không muốn đi đại tiện, trẻ ham chơi hay sợ cảm giác đau đớn khi đi đại tiện cũng là nguyên do.
Nếu táo bón là nguyên nhân phổ biến thì bạn có biết rằng tiêu chảy cũng có thể gây nên bệnh trĩ ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy cơ thể trẻ phải rặn nhiều gây ra những tổn thương. Trĩ có thể kèm theo cả viêm loét đại tràng, lỵ cấp tính.
Ba mẹ cũng cần lưu ý trẻ ói mửa nhiều cũng có thể làm cho các búi trĩ căng to, bị sa ra ngoài.
Biểu hiện triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em
Cha mẹ cần lưu ý đến một số triệu chứng trong cuộc sống của con trẻ, trong đó có việc trẻ đi ngoài ra máu, máu lẫn trong phân, bệnh trở nặng có thể chảy nhiều thành tia. Trẻ bị đau rát vùng hậu môn, hậu môn bị sưng tấy sau khi đi đại tiện. Trẻ thường xuyên mắc chứng táo bón.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ an toàn cho trẻ
- Không nên để trẻ ngồi bô quá lâu. Cơ hậu môn ở trẻ em tương đối yếu ớt, sự liên kết giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo. Do đó, khi cha mẹ để trẻ ngồi bô quá lâu, áp lực trong bụng tăng lên do trẻ dừng lực và nín thở khi đi đại tiện dẫn đến trực tràng bị sức ép dễ bị lòi ra ngoài. Vì vậy, ngoài tập cho trẻ thói quen thường xuyên đi đại tiện, cha mẹ cũng nên lưu ý không nên để trẻ ngồi bô quá lâu hơn 30 phút.
- Phòng ngừa táo bón là phòng ngừa trĩ hiệu quả nhất. Khi bị táo bón, áp lực khi đẩy phân cứng ra ngoài sẽ làm cho các tĩnh mạch ở trực tràng và thành hậu môn sưng lên. Để phòng ngừa táo bón, cần tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đều đặn và thường xuyên. Chế độ ăn uống hằng ngày cũng cần được quan tâm tăng cường rau xanh, uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây. Cùng với đó là hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ…
- Cho trẻ uống mật ong pha với nước ấm mỗi buổi sáng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và hỗ trợ tốt việc điều trị và phòng ngừa trĩ cho trẻ.
- Khi trẻ bị táo bón, gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, ba mẹ có thể xoa bóp vùng bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng. Cho trẻ vận động vui chơi nhẹ nhàng để giảm bớt những khó chịu cho bệnh trĩ đem lại.
- Giữ gìn về sinh sạch sẽ vùng hậu môn để tránh kích thích sự phát triển của vị khuẩn. Nên cho trẻ rửa nước ấm sau khi đi đại tiện.
- Với những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh trĩ cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ nhi khoa để xác định tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
- Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể xem xét đến phương án phẩu thuật để chữa khỏi bệnh trĩ cho trẻ. Tuy nhiên, cần sử dụng các biện pháp giảm đau để tránh tổn thương và làm ảnh hưởng đến chức năng của hậu môn cũng như tâm lý của trẻ.
Trẻ em với với sự non nớt của các cơ quan trong cơ thể rất cần nhận được sự chăm sóc và theo dõi của ba mẹ. Hiểu rõ và hiểu đúng về bệnh trĩ ở trẻ em sẽ giúp ba mẹ tìm ra được biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả cho con. Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Gia đình cần quan sát bé thường xuyên và đưa bé đi khám ngay bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Theo Khoe.online tổng hợp