Phòng ngừa và điều trị bệnh hen ở trẻ em
Tác giả: sites
Bệnh hen ở trẻ em hay còn gọi là bệnh hen phế quản là một bệnh đường hô hấp thường gặp. Bệnh hen ở trẻ em có nhiều biểu hiện phức tạp, trong một số trường hợp bệnh hen suyễn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và gây nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần thiết phải trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về bệnh hen ở trẻ em để có biện pháp phòng ngừa và điều trị tích cực cho trẻ.
Nguyên nhân bệnh hen ở trẻ em
Bệnh hen ở trẻ em có thể được chuẩn đoán qua các dấu hiệu dễ nhận biết như: khó thở, thở khò khè, ho tái đi tái lại nhiều lần, ho mạnh vào ban đêm.
Các nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn bao gồm nhiều yếu tố.
– Thời tiết thay đổi, môi trường thay đổi, nhiệt độ từ ấm sang lạnh, trẻ bị cảm lạnh do mặc không đủ ấm, quần áo ẩm ướt… với những trẻ có tiền sử bị hen suyễn thì rất dễ bộc phát.
– Khói bụi bẩn, thuốc lá, bếp than, ô nhiễm không khí là những yếu tố có nguy cơ cao gây ra bệnh hen ở trẻ em.
– Vận động quá sức, thay đổi cảm xúc cũng khiến cho việc hô hấp ở người bị hen trở nên trầm trọng hơn.
– Bên cạnh đó, viễm nhiễm vi sinh vật đường hô hấp, dị ứng với thức ăn, lông động vật, côn trùng, phấn hoa cũng khiến những cơn hen xuất hiện.
– Ngoài ra, một trong những yếu tố gây ra bệnh hen ở trẻ em đó chính là do di truyền.
Bệnh hen ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống thường nhật của trẻ nếu không được kiểm soát tốt, trẻ dễ bị lên cơn hen khi vô tình tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát bệnh. Các hoạt động thể chất, tinh thần của trẻ vì thế mà bị ảnh hưởng nhiều.
Nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ em
Cơn hen có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mỗi người và tùy từng lúc. Cơn hen của trẻ có thể ở mức nhẹ như khi vận động quá sức, khóc… với biểu hiện là ho, nói bị ngắt quảng, thở rít ở cuối hơi. Khi cơn hen trở nặng hơn trẻ có thể bị khó thở, ho mạnh ngay cả khi nghỉ ngơi, lồng ngực có hiện tượng co kéo, hõm ức, môi tím tái, phổi rít thành tiếng to khi thở ra hít vào. Nghiêm trọng hơn có thể khiến trẻ khó thở dữ dội nguy hiểm đến sức khỏe.
Biên pháp phòng và điều trị bệnh hen ở trẻ em
Với những trẻ có tiền sử bị hen suyễn, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, tắm cho trẻ ở nơi kín gió, tắm nước ấm, không tắm hay ngâm nước quá lâu, lau khô người ngay khi tắm xong. Chú ý hạn chế lạnh đột ngột sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, nhất là ở mùa lạnh.
Cha mẹ cần lưu ý đến thực đơn cho trẻ. Cần tránh những loại thức ăn, nguyên liệu kích thích cơn hen của trẻ, không để trẻ tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa dị ứng. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, không để trẻ hít phải khói thuốc lá hay khói từ việc đun nấu, đốt sởi…
Cần thường xuyên thăm khám và nhận tư vấn chỉ dẫn từ bác sĩ để điều trị và hạn chế những tác động xấu làm bệnh của trẻ trở nặng. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung vitamin C, và các acid amin cần thiết.
Thuốc hen dạng hít được dùng phổ biến trong việc giúp người bị bệnh hen suyễn nhanh chóng cắt cơn suyễn, thở dễ dành hơn và ngăn chặn các tấn công của bệnh suyễn.
Bệnh hen suyễn là một bệnh hô hấp mãn tính cần phải được điều trị lâu dài và hạn chế các tác nhân khiến cơn suyễn tái phát. Tâm lý và cảm xúc của trẻ bị bệnh cũng ảnh hương rất lớn đến việc điều trị. Vì thế, cha mẹ phải là người động viên, khuyến khích con vượt qua và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Việc làm cần thiết của cha mẹ là cần phát hiện sớm bênh hen ở trẻ và điều trị hiệu quả ngay từ đầu để hạn chế những biến chứng làm cho bênh trở nặng. Chúc bạn chăm sóc tốt cho sức khỏe của gia đình mình
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay bác sĩ khi thấy có các dấu hiệu trên hay bất kì dấu hiệu nào bất thường để bé sớm được điều trị và chăm sóc kịp thời, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé.
Theo Khoe.online tổng hợp