Phòng tránh sốt xuất huyết trẻ em trong mùa dịch

Tác giả: sites

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh rất nguy hiểm và vô cùng cùng phổ biến tại Việt Nam. Đã có rất nhiều tuyên truyền về cách phòng ngừa tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ nhưng nhiều cha mẹ vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức nên dẫn đến căn bệnh sốt xuất huyết. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ gồm có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là:

– Do siêu vi trùng Dengue trực tiếp gây bệnh.

– Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh rồi mang đến cho cơ thể trẻ. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất và thường rất dễ tạo thành dịch.

sốt xuất huyết ở trẻ em
Cần có biện pháp diệt trừ muỗi gây sốt xuất huyết

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất dễ xảy ra ở trẻ từ 3 tuổi đến 10 tuổi. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ có những biểu hiện sau đây:

– Đối với trẻ nhỏ: khi trẻ bị sốt xuất huyết thì trẻ hay gặp tình trạng sốt cao đột ngột từ 38 độ C đến 39 độ C, nhưng bệnh sốt xuất huyết này không đi kèm theo các triệu chứng như ho hay trẻ bị sổ mũi. Nếu các bậc cha mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc vẫn có tác dụng hạ sốt cho trẻ nhưng hiệu quả chỉ trong vài giờ.

– Xuất hiện những chấm đỏ trên mặt trẻ hay da toàn thân gọi là xuất huyết. Do một số hồng cầu thoát khỏi thành mạch máu, rồi chúng đi ra bên ngoài và tụ dưới da trẻ, trực tiếp gây nên hiện tượng xuất huyết dưới da. Những dấu hiệu này có thể tự biến mất trong vòng 5 ngày đến 7 ngày.

Chảy máu cam.

– Nôn mửa, mệt mỏi.

– Đi ngoài thấy kèm theo máu.

– Trẻ có thể bị đau bụng dữ dội hay đau ở vùng dưới sườn bên phải.

– Có dấu hiệu sốt nhẹ, nhức mắt, đau đầu, đau khớp hay trẻ cảm thấy nhức mỏi toàn thân kèm theo các dấu hiệu xuất huyết.

– Có khả năng bị sốc phản vệ với các biểu hiện: lừ đừ, vật vã, không tỉnh táo, co giật, giảm hẳn số lần đi tiểu nhưng cơ thể trẻ lại luôn có cảm giác rất khát nước, da bị bầm, môi xám, khô.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

– Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị. Không nên tự ý điều trị tại nhà theo các phương pháp dân gian.

– Cho trẻ nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt ổn định, cho trẻ uống thêm nhiều nước.Bệnh sốt xuất huyết làm máu cô đặc gây ra tình trạng máu khó lưu thông nên bé luôn cần được bổ sung thật nhiều nước nhằm tránh bị sốc. Sốc phản vệ có thể là nguy cơ gây tử vong cao ở trẻ khi bị sốt xuất huyết.

– Nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng, thanh đạm, hạn chế dầu mỡ, gia vị cay nóng để trẻ dễ tiêu hóa. Trường hợp bé còn đang bú mẹ thì nên chia số lần bú thành nhiều lần nhỏ trong ngày, đảm bảo trẻ không bị đói, kiệt sức.

– Đưa trẻ đi khám định kì theo chỉ định của bác sĩ, nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng nặng như trẻ bị đau bụng, trẻ cảm thấy bứt rứt trong cơ thể, chảy máu cam hay chảy máu chân răng, tình trạng tay chân trẻ lạnh

– Theo dõi các biểu hiện của trẻ trong thời gian đảm bảo ngăn ngừa các biến chứng sốc phản vệ có thể gây tử vong.

– Nếu có biểu hiện sốt nên cho trẻ uống hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên để sốt tăng cao có thể dẫn đến sốc thân nhiệt.

– Cần chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ bằng cách luôn cho trẻ ngủ mùng (kể cả ban ngày), tránh để những vật dụng gây đọng nước quanh môi trường sống của gia đình, thả cá trong các lu chứa nước nhằm diệt trừ lăng quăng gây sinh sôi muỗi. Chúng ta nên chủ động liên lạc với cơ quan y tế trực thuộc địa phương nhằm có thể phun thuốc diệt trừ muỗi để đảm bảo an toàn cho khu vực ta sinh sống.

Điều trị sốt xuất huyết cho trẻ

 

sốt xuất huyết ở trẻ em
Cần chăm sóc trẻ tốt nhất khi trẻ bị sốt xuất huyết

Hạ sốt cho trẻ

Trường hợp trẻ sốt cao hơn 38 độ C, nếu được sự cho phép của bác sĩ, chúng ta có thể cho trẻ uống thuốc Paracetamol đơn chất có khả năng hạ sốt với liều lượng từ 10 đến 15mg/kg cân nặng, mẹ sẽ cho trẻ uống lặp lại từ 4 đến 6 giờ một lần khi trẻ bị sốt, chúng ta có thể lau mát bằng nước ấm cho trẻ nhằm tránh các biến chứng sốt cao có thể gây co giật ở trẻ.

Dinh dưỡng hàng ngày

– Cho trẻ dùng các loại thức ăn lỏng nhiều hàm lượng dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ như cháo, các loại súp, cho trẻ uống sữa cũng như cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ.

– Bổ sung nước cho trẻ hơn bình thường: Các loại nước điện giải Oresol hay nước lọc và nước sôi nguội. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ dùng nước trái cây như nước cam, chanh…

– Tăng cường bổ sung các loại vitamin thuộc nhóm A, B, C giúp hỗ trợ hoạt động chuyển hóa cho cơ thể hiệu quả hơn và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, từ đó cơ thể trẻ có thể chống lại mọi bệnh tật.

Khi nào cần đưa trẻ vào bệnh viện?

– Tay chân trẻ chuyển lạnh, trẻ nằm một chỗ không hoạt động nhiều, trẻ bỏ bú, biếng ăn uống.

– Trẻ bị đau bụng, bứt rứt, quấy khóc, khó chịu trong người hoặc li bì.

– Trẻ gặp tình trạng chảy máu cam hay chảy máu răng, thậm chí trẻ ói ra máu và tiêu ra phân đen.

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh cần phát hiện sớm và áp dụng lộ trình điều trị đúng cách theo sự chỉ định của bác sĩ nhằm giúp trẻ mau chóng bình phục nhất cũng như hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến trẻ. Hi vọng qua bài viết này đã giúp các bậc cha mẹ hiểu nhiều hơn về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và có cách phòng chống bệnh hiệu quả.

Theo Khoe.online tổng hợp