Trẻ quấy khóc về đêm có đáng lo?

Tác giả: huong

Hiện tượng trẻ quấy khóc về đêm thường xảy ra ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Cứ về đêm là bé lại khóc, có thể là do bé khát hoặc đói bụng, bé quá lạnh hoặc có thể bé gặp vấn đề về thần kinh.

Hiện tượng trẻ khóc về đêm

Theo Đông y: Hiện tượng trẻ quấy khóc về đêm gọi là “Tiểu nhi dạ đề”. Ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Thế nhưng mỗi khi đến đêm là trẻ trăn trở và ngủ không yên. Trẻ thường khóc thét trong 5 phút hoặc có khi kéo dài đến 30 phút. Trẻ có thể khóc thành nhiều đợt trong đêm, khi khóc khi ngưng hoặc khóc nhè.

Theo y học: Hiện tượng này là do trẻ tăng nhu động ruột vì một yếu tố nào đó. Trẻ đau bụng dữ dội từng cơn, quấy khóc đến khi nào hết cơn đau thì thôi. Thông thường, tình trạng này gặp ở những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Đến khi trên 6 tháng tuổi thì sẽ giảm dần và trở lại giấc ngủ bình thường, không khóc nữa.

Trẻ quấy khóc về đêm

Nguyên nhân trẻ quấy khóc về đêm

Nguyên nhân thông thường

Trẻ quấy khóc về đêm có thể là do những nguyên nhân thông thường sau, cha mẹ không có gì phải quá lo lắng nếu trẻ vẫn khỏe mạnh và ăn uống bình thường.

– Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Trẻ cần được bú thường xuyên, kể cả ngày và đêm. Một số trẻ vì không được bú đêm và giật mình khi bụng đói, rồi quấy khóc. Theo các nghiên cứu, bú đêm làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ xuống 50%. Khi ấy mẹ nên cho trẻ bú, trẻ sẽ ngoan và ngủ tiếp.

Trẻ quấy khóc về đêm

– Một số rối loạn về tiêu hóa: đầy bụng, đau bụng và chướng bụng và cả hiện tượng nhu động ruột là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc về đêm.

– Khi bắt đầu 5 tháng tuổi, trẻ mọc răng khiến nướu, cằm và gò má của bé sưng nhẹ. Bé cảm thấy khó chịu và khóc thét. Đến thời điểm 2 tuổi thì răng sẽ mọc đủ và trẻ sớm trở về trạng thái ngủ ngon như ban đầu.

– Sự thay đổi thời thiết khiến trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.

Nguyên nhân liên quan bệnh lý

Nếu cơn khóc của bé kéo dài hơn và kèm theo các cơn đau bất thường hơn, có thể đây là biểu hiện của các bệnh lý.

– Trẻ quấy khóc về đêm do lồng ruột. Trẻ khóc ngày càng to hơn, bỏ bú, buồn nôn hoặc đi ngoài ra máu. Nếu phát hiện những dấu hiệu này, tuyệt đối cha mẹ phải đưa con đi cấp cứu ngay.

– Khóc quấy về đêm là biểu hiện của chứng còi xương. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ thiếu canxi và vitamin D. Nó gây nên nhiều triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, ra mồ hôi trộm khiến trẻ quấy khóc, nhất là vào ban đêm.

– Giật mình, quấy khóc còn là dấu hiệu liên quan đến vấn đề thần kinh, cấu trúc bất thường của não bộ. Tuy nhiên, cần phải có thêm nhiều xét nghiệm chính xác mới có thể kết luận được bệnh lý này.

Trẻ quấy khóc về đêm

Cha mẹ cần làm gì để con ngủ ngon?

Để trẻ ngưng khóc và hạn chế tình trạng này, cha mẹ có thể áp dụng một số cách như sau:

– Vệ sinh phòng ngủ luôn sạch sẽ thoáng mát.

– Không để đèn quá sáng khi bé ngủ.

– Nên cho trẻ bú no trước khi ngủ.

– Khi trẻ ngủ, nhớ giữ ấm cho trẻ, đắp chăn hoặc khăn, có thể massage nhẹ nhàng để trẻ ngủ ngon hơn.

– Rèn cho trẻ có thói quen ngủ sớm, ban ngày không nên ngủ quá nhiều.

– Nếu trẻ bú bình, hãy lựa chọn ti sữa phù hợp không cho trẻ nuốt không khí quá nhiều.

– Hãy cho trẻ tắm nắng thường xuyên để hấp thu vitamin D, tránh tình trạng còi xương.

Trẻ quấy khóc về đêm

Chỉ có cha mẹ mới là người đánh giá chính xác tình trạng bệnh của con. Khóc quấy đi cùng với nhiều biểu hiện: co giật, mộng du hoặc hoảng sợ. Cách tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết xem con có thiếu chất hoặc đang mắc bệnh lý nào không.

Trẻ quấy khóc về đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ mà còn khiến cha mẹ thêm nhiều mệt mỏi vì phải thức đêm cùng trẻ. Chúng ta cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra hướng khắc phục và điều trị hợp lý để đảm bảo giấc ngủ anh lành cho trẻ.

Theo Khoe.online tổng hợp