Bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và những điều nên lưu ý

Tác giả: sites

Bệnh còi xương là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em và nếu cha mẹ không cẩn thận cũng như không có biện pháp điều trị sớm thì có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn khiến xương của trẻ yếu đi, gây khó khăn trong một số vận động nữa. Do đó mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn một số thông tin về bệnh còi xương để bạn có thể chăm sóc cho trẻ nhỏ một cách tốt nhất.

1. Thế nào là bệnh còi xương ?

Như thế nào là bệnh còi xương
Như thế nào là bệnh còi xương

Coi xương là hiện tượng xảy ra khi cơ thể trẻ thiếu vitamin D và canxi dẫn tới xương sẽ bị loãng trong quá trình phát triển. Bệnh còi xương hay xảy ra ở những đứa trẻ sinh non, trẻ được nuôi bằng sữa bò hay sinh ra vào mùa đông. Bạn cũng vần phải phân biệt bệnh còi xương với suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng xảy ra khi các đứa trẻ thiếu nhiều dưỡng chất cần thiết và sẽ khiến trẻ ốm đi, trong khi bệnh còi xương có thể xảy ra ở cả những đứa trẻ bụ bẫm.

2. Nguyên nhân của bệnh còi xương

Bệnh còi xương ở trẻ nhỏ là do một trong những nguyên nhân chính sau:

  • Do người mẹ không hấp thu đủ vitamin C: nếu trong quá trình mang thai mà người mẹ không hấp thụ đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho thai nhi thì sẽ dẫn tới việc trẻ sơ sinh bị còi xương sớm.
  • Do chế độ ăn uống thiếu vitamin D và canxi: những đứa trẻ ăn quá nhiều chất đạm, bột mà lại thiếu canxi thì dễ dẫn tới tình trạng hạ canxi trong máu và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương từ đó gây ra bệnh còi xương.

3. Dấu hiệu của bệnh còi xương

Vào khoảng thời gian đầu thì trẻ có thể có các biểu hiện như ngủ không yên giấc, hay giật mình và ra mồ hôi, có trẻ còn bị rụng tóc sau gáy tạo thành hình vành khăn. Bạn cũng nên lưu ý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hay kêu đau bụng, nhức xương vào lúc chiều tối. Bệnh còi xương còn thể hiện ra ngoài như trong ba tháng đầu mới sinh nếu thấy xương sọ có các đặc điểm như thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán thì bạn cũng nên quan sát thêm vì có thể trẻ đã bị còi xương.

Dấu hiệu của bệnh còi xương
Dấu hiệu của bệnh còi xương

Không chỉ vậy, căn bệnh này còn khiến xương bị mềm nên chi dưới của trẻ có thể bi cong vòng thì hình chữ O hoặc bẻ ra ngoài. Xương ngực cũng bị nhô ra, còn chậu lại bị biến dạng hẹp lai. Cũng chính vì những dấu hiệu này mà trẻ nhỏ sẽ chậm biết ngồi, đi, đứng đồng thời làn da của trẻ cũng không hồng hào mà tái nhợt, xanh xao.

4. Cách điều trị bệnh còi xương

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bổ sung vitamin D và canxi trong khầu phần ăn trẻ bị còi xương
Bổ sung vitamin D và canxi trong khầu phần ăn trẻ bị còi xương

Bạn cần phải xây dựng một khẩu phần ăn phù hợp cho trẻ trong từng thời kỳ để đảm bảo sự cung cấp đầy đủ cả hai chất là vitamin D và canxi. Sữa mẹ có chứa rất nhiều canxi nên nếu được thì các bà mẹ không nên dùng sữa bột để nuôi trẻ. Tuy nhiên, sữa mẹ lại không có nhiều vitamin D nên bạn có thể cho trẻ ăn các loại thực vật như dầu cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng… Còn để bổ sung thêm canxi thì ngoài sữa mẹ, bạn có thể thêm vào phần ăn của trẻ các loại thức ăn như rau, các loại hạt đậu, thủy hải sản…

Tắm nắng

Tắm nắng cho trẻ còi xương để hấp thụ vitamin D
Tắm nắng cho trẻ còi xương để hấp thụ vitamin D

Vào buổi sáng sớm, bạn có thể cho trẻ ra tắm nắng trong khoảng 15-20 phút, để lộ tay, chân và bụng để làn da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, bạn nhờ không được để nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu trẻ cũng như không nên tắm nắng qua cửa kính vì như vậy cũng không có tác dụng. Sau khi tắm nắng xong, bạn nên lau khô mồ hôi và cho trẻ uống chút nước.

Nếu tình trạng bệnh của trẻ không tốt hơn thì bạn nên cho trẻ đến bệnh viện để được chuẩn đoán chính xác cũng như có cách điều trị hợp lý cho trẻ.

5. Cách phòng tránh bệnh còi xương

Nên đưa trẻ tới bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu bị còi xương
Nên đưa trẻ tới bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu bị còi xương

Ngay từ khi trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ nên bổ sung vitamin D trong chế độ ăn uống hoặc tắm nắng để tránh bệnh còi xương cho trẻ khi sinh ra. Ngoài ra, bạn cần cho trẻ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng đồng thời tiếp tục cho trẻ uống sữa cũng như tắm nắng vào buổi sáng để xương được phát triển một cách khỏe mạnh.

Bệnh còi xương là một loại bệnh thường găp ở trẻ nhỏ, căn bệnh này không khó trị nhưng nếu không cẩn thận thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để có những cách xử lý đúng đắn và hiệu quả nhất.

Theo Khoe.online tổng hợp