Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả nhất, bố mẹ cần phải biết

Tác giả: huong

Theo thống kê hiện nay suy dinh dưỡng ở trẻ em chiếm số lượng lớn ở Việt Nam. Là bố mẹ ai cũng cảm thấy lo lắng vì tình hình thể trạng của con mình, để cải thiện tình trạng này bố mẹ nên biết một số cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả và được nhiều bố mẹ áp dụng và thành công.

Khi bé bị suy dinh dưỡng làm cho cơ thể ốm yếu, thiếu sức sống. Bố mẹ rất lo lắng vì thấy con mình thua kém nhiều bạn bè cùng trang lứa, hôm nay chúng tôi có chia sẻ cho quý bậc phụ huynh một vài cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng mà không phải ai cũng biết.

trẻ suy dinh dưỡng
Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả

1. Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?

Như thế nào là suy dinh dưỡng? Bé bị suy dinh dưỡng là khi cơ thể không được cung cấp chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Cơ thể bé không có năng lượng. Suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, khi bé bị suy dinh dưỡng các bạn thường thấy bé ốm yếu, thiếu sức sống.

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng:

  • Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con

Đây được xếp vào nguyên nhân đầu tiên, cha mẹ thiếu những kiến thức căn bản khi nuôi con cho nên bé bị suy dinh dưỡng, thiếu chất và còi cọt. Chẳng hạn như bố mẹ không cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không biết cách hoạch định thực đơn dành cho bé dẫn đến bữa ăn của bé thừa chất này những lại thiếu chất kia, chế độ ăn dặm không phù hợp và ngay cả chế độ nghỉ ngơi cũng không hợp lý… từ việc bố mẹ bị thiếu kiến thức như vậy dẫn đến tình trạng bé không được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt, dẫn đến cơ thể bé phát triển không được đều đặn.

Hoặc có những trường hợp bé sống trong gia đình có hoàn khó khăn, không đủ điều kiện chăm sóc tốt cho nên bé bị thiếu chất, còi xương, ốm yếu.

  • Trẻ biếng ăn
trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ biếng ăn là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng

Khi trẻ bị biếng ăn cũng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là:

Cách chế biến thức ăn của mẹ không phù hợp với khẩu vị của bé.

Bé bị nhiễm trùng đường ruột. Có thể là bé bị giun, sán kí sinh trong đường ruột.

Bố mẹ ép ăn những món bé không thích nên dẫn đến trường hợp bé bị căng thẳng, sợ ăn.

  • Môi trường sống

Có thể môi trường sinh sống của bé bị ô nhiễm và thời thiết, khí hậu có nhiều bất lợi như quá nóng hoặc quá lạnh… chính những nguyên nhân này có thể làm cho cơ thể bé bị còi cọt, chậm lớn và thường xuyên mắc một số bệnh vặt như cảm cúm hoặc những bệnh ngoài da.

3. Những dấu hiệu cho biết trẻ đang bị suy dinh dưỡng

trẻ suy dinh dưỡng
Cơ thể bị còi cọt, chậm lớn là dấu hiệu trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng
  • Bố mẹ đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra chiều cao và cân nặng như thế nào để xem bé nhà bạn có bị thiếu cân hay không.
  • Chậm phát triển chiều cao và cân nặng.
  • Bé biếng ăn, hầu như bé không chịu ăn bất cứ gì mặc cho bố mẹ ra sức chiêu dụ.
  • Bé lúc nào cũng khó chịu, quấy khóc liên tục.
  • Bé ngủ không ngon, hay trằn trọc, khóc đêm.
  • Bé chậm biết đi
  • Chậm mọc răng và tóc.
  • Da xanh xao, thịt và cơ nhão mềm.
  • Bé kém linh động.
  • Bé thường mắc một số bệnh lặt vặt.

Khi bố mẹ phát hiện những dấu hiệu trên thì biết rằng bé nhà mình đang bị suy dinh dưỡng, cần phải có chế độ dinh dưỡng chăm sóc bé hợp lý hoặc nhờ sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

4. Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

  • Tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ

Bố mẹ phải xem chế độ dinh dưỡng dành cho bé, bố mẹ cần xem những chất có trong thực đơn của bé có đảm bảo đầy đủ chất hay không. Nên cân nhắc xem các chất đã cân bằng hay chưa? tránh trường hợp thiếu chất này nhưng lại thừa chất kia.

Bố mẹ nên vạch ra thực đơn hàng ngày cho bé để đảm bảo không bị thiếu chất nhé!

  • Thêm dầu mỡ vào thức ăn của bé

Vì trong dầu mỡ có chứa nhiều năng lượng và chất đạm cho nên trong bát canh hoặc chén cháo của bé bố mẹ nên cho thêm một muỗng dầu ăn vào nhé. Ví dụ như dầu cá hồi, dầu gấc, dầu mè hoặc dầu oliu… đều được.

  • Cho bé ăn thêm bữa phụ

Bé biếng ăn thường bố mẹ rất vất vả, nhưng bố mẹ nên linh động chia bữa ăn ra nhiều bữa ăn nhỏ khác nhau để bé bớt ngán. Bố mẹ cũng không nên ép bé ăn quá nhiều, vượt qua mức tiêu thụ bởi vì như vậy sẽ làm cho bé dễ bị nôn ra ngoài.

  • Đổi món cho bé

Bố mẹ nên cân nhắc về thực đơn của bé, nếu như cứ cho bé ăn mãi một món như vậy sẽ làm cho bé ngán, không cảm thấy hứng thú trong bữa ăn nữa.

  • Thay đổi mới trường sống cho bé

Nếu bé đang sống trong môi trường không được thuận lợi thì bố mẹ nên cố gắng thay đổi, cải thiện môi trường xung quanh để bé phát triển tốt nhất.

Trường hợp bé bị suy dinh dưỡng cấp độ nặng thì bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp và định hướng chữa trị.

5. Cách phòng ngừa chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh cho nên ngay từ khi mang thai mẹ phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ để em bé khi sinh ra không bị còi cọt, thiếu chất.

Khi bé sinh ra đời, bố mẹ nên có kế hoạch chăm sóc con khoa học nhất, tạo điều kiện tốt nhất để bé phát triển toàn diện.

Khi bé có những dấu hiệu nào bất thường về cân nặng và chiều cao bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Chúc các bạn nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

Theo Khoe.online tổng hợp