Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị chân tay miệng
Tác giả: huong
Chân tay miệng ở trẻ em là nỗi sợ hãi của rất nhiều bố mẹ, đây là bệnh ngoài da và rất dễ lây lan. Hiện nay chỉ có thể phòng tránh và chưa có một loại thuốc đặc trị nào cho căn bệnh đầy nguy hiểm này. Vậy có những dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị chân tay miệng và nguyên nhân vì sao lại có gây nên bệnh này.
1. Bệnh chân tay miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh hay gặp ở trẻ em, đây là căn bệnh rất dễ lây lan. Bệnh này rất nguy hiểm, nếu như bố mẹ lơ là, không điều trị kịp thời sẽ dễ dàng để lại những biến chứng cực kì nguy hiểm, cụ thể là bé có thể bị viêm màng não.
Vì sao lại gọi là bệnh chân tay miệng? Bởi vì bệnh có những biểu hiện ở các vùng chân, tay và miệng có xuất hiện những vết đốm đot mọng nước. Vậy làm sao để nhận biết được bệnh chân tay miệng ở trẻ em?
2. Biểu hiện của bệnh chân tay miệng là gì?
Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng mà bố mẹ cần chú ý:
Nổi ban trên da
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên đó là nổi ban trên da, sau 1-2 ngày phát hiện bệnh, trên cơ thể của bé sẽ xuất hiện những nốt ban màu đỏ và sau đó bị bọng nước.
Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở vùng chân, tay và miệng, ở giữa có màu xám sẫm. Những nốt ban đỏ này không đau cũng không ngứa nhưng kéo dài khoảng 10 ngày.
Bạn sẽ phát hiện bé bị sốt nhẹ và có những dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, ho, đau họng và thụ động hơn so với mọi ngày.
Loét miệng
Khi những nốt đỏ xuất hiện ở vùng miệng sẽ gây nên loét miệng, đặc biệt là những vùng trong họng và lưỡi làm cho bé khó khăn khi nuốt thức ăn.
Khi bố mẹ nhận thấy con mình có những dấu hiệu trên đây thì nhất định phải đưa bé đến trung tâm y tế để được điều trị, không được chủ quan với những dấu hiệu bất thường như thế này, bởi vì nó tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa mà có thể bố mẹ không biết.
3. Nguyên nhân của bệnh chân tay miệng
Nguyên nhân gây nên chân tay miệng là do vi rút Coxsackie. Chân tay miệng xuất hiện như một đợt dịch tràn lan, rất nguy hiểm, nếu như các bạn không biết bảo vệ và đề phòng cho các con của mình thì nguy cơ bị lây lan rất cao.
Bệnh chân tay miệng nếu như không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: viêm màng não, phù phổi, viêm cơ tim… những hệ lụy này rất nguy hiểm nếu như bố mẹ không đưa bé đến bệnh viện điều trị kịp thời.
4. Cách điều trị bệnh chân tay miệng
Vì tính chất bệnh này nguy hiểm cho nên bố mẹ cần phải nghiêm túc điều trị bệnh cho bé, ngay khi bố mẹ nhận thấy được những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng trên đây thì bố mẹ nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được cho bé uống hoặc bôi thuốc tùy tiện nếu như không được sự đồng ý của bác sĩ.
Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn thì bố mẹ lúc nào cũng phải theo dõi những biến đổi trên cơ thể bé để kịp thời báo với bác sĩ. Nếu như bố mẹ thấy bé có những hiện tượng sau thì chứng tỏ bé đã chuyển qua biến chứng của viêm nàng não:
- Bé hôn mê sâu
- Đi đứng loạng choạng, không vững
- Bé quấy khóc
- Sốt, co giật, tay chân run rẩy
Ung thư amidan là căn bệnh nếu không được phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm cho sự sống của bệnh nhân. Nhưng không phải ai cũng có nhiều kiến thức về bệnh để có thể điều trị kịp thời. Vậy ung thư amidan có triệu chứng gì? Nguyên nhân…
Viêm màng não chỉ xuất hiện khi những nốt ban đỏ trên người bé đã khô lại. Nếu như thấy những dấu hiệu bất thường này thì phải đi đưa đến bác sĩ gấp nếu như không muốn tình trạng của con quá nặng.
5. Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng
Hiện nay trong Y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào có thể trị được bệnh chân tay miệng, chỉ có những cách phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan.
Rửa tay thường xuyên: Mẹ hướng dẫn cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để diệt vi khuẩn.
Cách ly với người bệnh: Nếu như trong nhà hoặc ở trường học có người bệnh thì phải cách ly bé, không cho bé tiếp xúc với con bệnh vì bệnh này rất dễ lây lan.
Người chăm sóc bé trước khi muốn tiếp xúc cũng phải rửa tay sạch sẽ.
Vệ sinh sạch sẽ những nơi bé hay tiếp xúc ví dụ như đồ chơi, sàn nhà… vì đây là những nơi dễ dàng lây nhiễm nhất.
Nhưng quan trọng nhất là bố mẹ phải đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ định hướng điều trị, không được tự tiện cho bé uống hay bôi bất cứ loại thuốc nào.
Theo Khoe.online tổng hợp