Bảo vệ trẻ trong mùa chân tay miệng

Tác giả: huong

Thời gian này chính là lúc bệnh chân tay miệng lại hoành hành, phát tán tràn lan khiến không ít trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ trong mùa chân tay miệng hiệu quả?

bảo vệ trẻ trong mùa chân tay miệng
Cách bảo vệ bé tốt nhất trong mùa tay chân miệng

Mức độ lây lan của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng có khả năng lây lan cực nhanh và rất dễ trở thành đại dịch. Đây là một chứng bệnh nhiễm trùng do virus và đến nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa bệnh. Những biểu hiện của bệnh chân tay miệng cụ thể như sau: sốt nhẹ, biếng ăn, đau họng, sau một thời gian sẽ xuất hiện những chấm đỏ ở vùng họng, về sau thì những chấm đỏ này phát triển thành những mụn nước. Bệnh chân tay miệng thường tự khỏi, nhưng nếu như không được điều trị kịp thời cũng rất dễ dẫn đến biến chứng viêm não và dẫn đến tử vong.

Ngoài bệnh chân tay miệng ra thì một số bệnh truyền nhiễm như bệnh thủy đậu, quai bị, ho gà,… cũng rình rập sức khỏe của trẻ em vào những dịp sau Tết.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

bảo vệ trẻ trong mùa chân tay miệng
Vệ sinh phòng học, nơi ở chính là cách bảo vệ trẻ khỏi tay chân miệng

Hiện nay vẫn chưa có loại vacxin nào miễn dịch bệnh chân tay miệng, chính vì vậy mà phòng bệnh chính là phương pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ trong mùa dịch hiện nay.

– Vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi vệ sinh bằng xà bông diệt khuẩn. Vệ sinh sạch sẽ vùng tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lý.

– Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo cho sinh hoạt hằng ngày. Hạn chế để trẻ bốc thức ăn, mút ngón tay, đưa tay vào miệng, ngậm mút vật dụng trong nhà để giảm thiểu khả năng vi khuẩn xâm nhập.

– Nhanh chóng cách ly hoặc di chuyển trẻ ra khỏi vùng dịch bệnh. Không đưa trẻ đến trường hoặc nơi công cộng vào đợt đại dịch hoặc trong lúc nghi ngờ trẻ đang mắc bệnh.

– Vệ sinh nơi ở của trẻ sạch sẽ, tẩy trùng nhà cửa, đồ chơi của trẻ bằng những dung dịch sát khuẩn hoặc ngâm tráng nước sôi.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo trẻ có đủ sức đề kháng trước mùa dịch.

bảo vệ trẻ trong mùa chân tay miệng
Bố mẹ hướng dẫn trẻ cách rửa tay sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn

– Nếu trẻ có dấu hiệu bị bệnh, nên hạn chế cho trẻ đi đến những nơi công cộng trong vòng ít nhất 10 ngày để điều trị bệnh tích cực cũng như hạn chế nguy cơ lây lan.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Các triệu chứng sốt thường xuất hiện đầu tiên và kéo dài từ 24-48 giờ, sau đó là các biểu hiện viêm loét, nổi mụn nước:

Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu này, cần đưa trẻ đến tìm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

– Sốt, đau họng, đau miệng, loét miệng với các vết loét đỏ, phỏng nước ở vùng niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Trẻ nhỏ la khóc nhiều, biếng ăn, quan sát thấy có những đặc điểm này trong khoang miệng.

– Xuất hiện phát ban, nốt mụn nước, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Giải đáp câu hỏi thường gặp về dịch bệnh tay chân miệng

– Trẻ dưới 3 tuổi là độ tuổi chiếm 80% tỷ lệ bệnh nhân, con đường lây nhiễm thường do đâu dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa?

Khả năng lây bệnh cho trẻ là do vi-rút có trong nước miếng, dịch mũi họng, phân, nước tiểu, dịch bóng nước của trẻ bệnh phát tán ra môi trường xung quanh, vi-rút này tồn tại trong đồ ăn thức uống, sàn nhà đồ chơi, vật dụng sinh hoạt hằng ngày, bàn tay của người chăm sóc trẻ và sẽ tấn công vào cơ thể trẻ qua đường miệng.

– Mức độ nghiêm trọng của bệnh thể hiện như thế nào?

Bệnh tay chân miệng được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ hồi phục sau 7-10 ngày. Tuy vậy khả năng biến chứng bệnh cũng có thể gặp phải như là: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, thường do vi rút EV71 gây ra.

– Phụ nữ mang thai có bị lây nhiễm bệnh Tay chân miệng?

Bất kì căn bệnh lây nhiễm nào đều có thể ảnh hưởng đến phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là đối tượng tiếp xúc gần với mầm bệnh (từ người bệnh, khu vực có dịch bệnh…).

– Có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh Tay chân miệng không?

Hiện nay vẫn chưa có loại vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng, do vậy nguy cơ lây nhiễm bệnh cũng cao hơn. Cách tốt nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực tại nhà.

Mỗi gia đình hãy bảo vệ con em mình khỏi những tác nhân nguy hiểm, nhất là trong thời kỳ đại dịch tràn lan.

Theo Khoe.online tổng hợp