Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú – Nguyên nhân do đâu?
Tác giả: huong
Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú có nghĩa là em bé đó đang có vấn đề về hệ hô hấp. Mỗi lần cho bé bú bố mẹ chú ý sẽ nghe được tiếng thở khò khè. Dấu hiệu này khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng cho con em mình.
Mục lục
Thở khò khè là như thế nào?

Thở khò khè có nghĩa là khi bé thở có phát ra những tiếng khò khè. Bố mẹ áp tai vào ngực sẽ nghe tiếng khò khè này rất rõ, tiếng khò khè này gần giống với tiếng ngáy.
Đa phần trẻ em từ 2-3 tuổi đều thở khò khè, nhất là khi các bé đang ngủ. Nhưng hiện nay trẻ sơ sinh cũng có nhiều bé có dấu hiệu thở khò khè khi bú.
Vì sao trẻ sơ sinh lại thở khò khè?
Thở khò khè là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh, có thể bệnh nguy hiểm hoặc bệnh không nguy hiểm. Để điều trị đúng cách thì phụ huynh nên tìm hiểu đúng những nguyên nhân gây ra tiếng thở khò khè:
– Thở khò khè là dấu hiệu đầu tiên của những bệnh liên quan đến đường hô hấp, ví dụ như bệnh viêm phế quản, hen suyễn,…
– Khi có những dấu hiệu trào ngược dạ dàu thì khi bé thở cũng gặp không ít khó khăn.
– Mềm sụn thanh quản, khi các mạch máu lớn sẽ chèn vùng thanh quản và làm cho bé bị khó thở. Khi bé bị viêm thanh quản cấp tính sẽ đi kèm những hiện tượng ho và khan tiếng.
– Viêm amidan cấp tính cũng làm cho bé thở khò khè và đi kèm với một ít đờm.
– Những em bé bị tim bẩm sinh hoặc những bệnh về dị tật bẩm sinh,… thì thở khò khè chính là những dấu hiệu ban đầu.
– Bé nằm gối quá cao, mặc quần áo dày, chật hoặc đắp nhiều chăn sẽ làm hệ hô hấp của trẻ cũng bị hạn chế và ngay cả thở cũng gặp khó khăn.
– Trong quá trình cho bé bú bầu vú đè kín mũi làm ảnh hưởng đến quá trình thở của bé.
Điều trị trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè, tùy vào nguyên nhân gì sẽ có cách điều trị tương ứng, nhưng về cơ bản các bậc phụ huynh phải tuân thủ theo những cách điều trị sau đây:
– Vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi, luôn giữ hệ tai – mũi – họng của bé được thông thoáng. Có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi bé, tuy nhiên không nên nhỏ quá nhiều, chỉ 2 – 3 giọt là đủ rồi. Các mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh mũi của bé như sau:
– Đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên. Nếu dùng lọ nhỏ thì đặt nghiêng phù hợp với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu dùng lọ xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.
– Nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây.
– Nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ hoặc xịt tương tự.
– Lưu ý, 5 phút sau các mẹ nên dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi, hoặc dùng tăm bông thâm lượng nước nhỏ còn ứ đọng.
– Giữ ấm cho trẻ: Chú ý giữ ấm cho bé là một cách tốt nhất để hạn chế việc bé bị sổ mũi, tránh hiện tượng bé khịt vào làm cho nước mũi chảy xuống họng.
– Cho trẻ uống nước, uống nước chính là một cách làm mát và sạch họng. Có thể pha một chút xíu nước chanh vào nước ấm rồi cho bé uống sẽ có tác dụng long đờm.
– Có thể bôi tinh dầu tràm vào lòng bàn chân cho bé vào buổi tối hoặc nhỏ vài giọt dầu tràm vào thau nước tắm cho bé.
– Cho bé bú đúng tư thế, không để bầu vú che kín phần mũi của bé.

Mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện khi có những dấu hiệu sau:
– Trẻ chỉ mới 3 tháng tuổi nhưng đã xuất hiện các triệu chứng ho khò khè, thở dốc thì mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để tránh trường hợp bệnh biến chứng nặng hơn, khó điều trị.
– Trẻ khò khè kèm theo khó thở, da tím tái, xanh xao
– Bệnh xuất hiện 3 – 4 tuần mà vẫn không thuyên giảm
– Bé có tiền sử bị hen suyễn
Những biểu hiện trên đây gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng của bé. Vì vậy khi bé nhà bạn thở khò khè, mẹ cần theo dõi cẩn thận và đưa trẻ đi khám kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú cũng không phải là một dấu hiệu quá nặng nhưng không được chủ quan vì có thể dấu hiệu này đang tìm ẩn những căn bệnh hết sức nguy hiểm.
Theo Khoe.online tổng hợp