Biện pháp xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Tác giả: huong

Nôn trớ là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại nguy cơ bị nghẹn hoặc bị hóc. Khi trẻ bị nôn trớ, dù là nôn trớ do sinh lý hay bệnh lý, cha mẹ cần biết xử lý đúng cách để hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường.

Tình trạnh nôn trớ ở trẻ

trẻ bị nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng. Thông thường, trẻ bị nôn trớ khi vừa mới ăn no và có các động tác đột ngột.

– Nôn trớ sinh lý: Trong 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn nằm ngang. Dạ dày còn khá non nớt do đó nôn trớ là tình trạng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, trẻ sẽ hết trớ khi từ 7, 8 tháng tuổi trở lên.

– Nôn trớ bệnh lý: Trẻ bị nôn trớ do gặp vấn đề về tiêu hóa, hô hấp hoặc bệnh lý toàn thân. Nôn trớ kèm theo các triệu chứng: đau bụng từng cơn, trướng bụng, sốt, co giật. Đó là dấu hiệu của bệnh lý khiến cơ thể không dung nạp được chất. Trong những trường hợp này, rất có thể trẻ bị ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng hoặc rối loạn dạ dày, thực quản, lồng ruột, viêm màng não…

trẻ bị nôn trớ

Nên làm gì khi trẻ bị nôn trớ?

– Lập tức vuốt ngực, vuốt lưng trẻ từ trên xuống. Đồng thời lấy khăn sạch lau miệng trẻ và quàng khăn vào cổ.

– Khi trẻ bị nôn trớ, tuyệt đối không được bế xốc tránh tình trạng dịch ói tràn vào phổi.

– Nếu là trẻ sơ sinh, hãy để nằm nghiêng, kê cao đầu hoặc đỡ trẻ ngồi dậy. Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị nôn trớ khi nằm ngửa, chất nôn “vô tình” tràn vào phổi. Nó khiến trẻ phải ngưng thở, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

trẻ bị nôn trớ

– Sau khi nôn ói, không được cho trẻ uống sữa ngay.

– Đối với trẻ ăn dặm, mẹ cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày. Thời gian ăn mỗi bữa không nên kéo dài quá 30 phút.

– Khi trớ nhiều cũng như đi tiêu nhiều phân lỏng, chắc chắn cơ thể trẻ rất dễ mất nước. Mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn hoặc dùng dung dịch Oresol.

– Nếu trẻ bú bình, nên lựa chọn thiết kế núm vú chảy chậm để trẻ bú từ từ, không quá no. Sữa ngập núm vú bình tránh hiện tượng trẻ nuốt khí thừa quá nhiều vào dạ dày.

Nếu đã áp dụng những cách trên mà trẻ bị nôn trớ nhiều hơn hoặc chất nôn đã được tống ra ngoài nhưng trẻ vẫn còn thấy mệt lã, miệng khô, đau bụng, trướng bụng thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thể chất và chẩn đoán chính xác bệnh lý trẻ đang gặp phải.

Theo Khoe.online tổng hợp