Bệnh viêm phổi ở trẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Tác giả: sites
Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa có sự phát triển hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc những bệnh đường hô hấp, nhất là bệnh viêm phổi. Khi trẻ bị viêm phổi trong trường hợp nặng sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị tử vong nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp lúc. Hầu hết, các triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em không rõ ràng nên rất nhiều trường hợp khi cha mẹ đưa trẻ đến bệnh viện thì lúc này bệnh đã tồn tại ở thể nặng. Vậy bệnh viêm phổi ở trẻ em nguy hiểm như thể nào? Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em? Cách phòng ngừa, việc điều trị cần lưu ý điều gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em
Giai đoạn viêm phổi khởi phát
+ Trẻ sẽ sốt nhẹ, nhiệt độ trong cơ thể trẻ có thể tăng lên từ từ, có trường hợp trẻ sốt cao ngay từ lúc đầu bệnh khởi phát. Trẻ cảm thấy mệt mỏi, hay quấy khóc thường xuyên, khó chịu trong người, trẻ trở nên biếng ăn.
+ Tình trạng viêm long đường hô hấp trên sẽ gây cho trẻ ngạt mũi cũng như khiến trẻ chảy nước mũi và ho.
+ Trẻ bị rối loạn tiêu hoá, biểu hiện là tình trạng trẻ nôn, trớ và tiêu chảy.
Giai đoạn viêm phổi toàn phát
– Trẻ sẽ sốt cao, cơ thể trẻ biểu hiện sự mệt mỏi, trẻ quấy khóc, bứt rứt trong người, môi trẻ khô và lưỡi bẩn.
– Các tình trạng ho khan hay ho xuất tiết ra nhiều đờm rãi.
– Vào thời điểm trẻ viêm phổi toàn phát, nhịp thở của trẻ thường rất nhanh, cụ thể như sau:
+ Đối với trẻ dưới 2 tháng: > 60 lần/phút
+ Với trẻ từ 2 – 12 tháng: 50 lần/phút.
+ Trẻ trên 1 – 5 tuổi: 40 lần/phút.
– Trẻ khó thở vô cùng, cánh mũi trẻ phập phổng, còn đầu trẻ hay gật gù theo từng nhịp thở, trẻ bị rút lõm lổng ngực. Mặt khác, với các trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ có thể có các dấu hiệu như tím tái ở lưỡi, môi hay đầu chi, nhịp thở của trẻ bị rối loạn, có cơn ngừng thở.
– Nghe trong phổi có ran ẩm to/ nhỏ hạt rải rác có trường hợp ở 1 bên phổi có trường hợp ở cả 2 bên phổi của trẻ, đồng thời có thể có ran ngáy hay ran rít.
Dấu hiệu lao phổi rất khó phát hiện, bệnh nhân hầu như không biết mình mắc bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nặng. Hôm nay, Khoe.online xin cung cấp một số dấu hiệu lao phổi điển hình, thường gặp giúp bạn sớm nhất biết cũng như điều…
– Trẻ có thể bị tình trạng rối loạn tiêu hoá như biểu hiện trẻ nôn trớ, bụng chướng và tiêu chảy.
– Nếu trường hợp suy hô hấp nặng, trẻ sẽ có thể có biểu hiện suy tim hay trụy mạch.
Giai đoạn viêm phổi cận lâm sàng
– Khi trẻ được chụp X quang sẽ có các nốt mờ rải rác, chúng nằm chủ yếu ngay vùng rốn phổi hay cạnh tim trẻ.
– Công thức máu: Khi số lượng bạch cầu tăng sẽ làm tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng theo.
– Khi xét nghiêm đo các chất khí trong máu cụ thể là xét nghiêm Astrup thì thấy hiên tượng nhiễm toan PaO2 đã giảm, còn PaCO2 tăng lên, pH máu sẽ giảm xuống, dự trữ kiềm (BE) âm trong các trường hợp khi trẻ viêm phổi nặng có suy hô hấp.
Viêm phổi ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây gia tăng tỉ lệ viêm phổi xảy ra ở trẻ sơ sinh, các nguyên nhân này đôi khi chúng ta sẽ không ngờ tới:
– Khi trẻ bị nhiễm lạnh: các bậc phụ huynh không kiêng gió cũng như không có biện pháp ủ ấm cho con nên rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là những ngày có gió và khi nhiệt độ thấp. Cũng có trường hợp nhiều trẻ được cha mẹ cho ủ ấm quá kỹ sẽ làm trẻ toát mồ hôi, khi mồ hôi này không được lau cũng rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và nên gây bệnh viêm phổi ở trẻ.
– Quá trình sinh nở: Tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm phổi nguyên chân chủ yếu do những loại vi khuẩn Listeria, Coli hay các vi khuẩn Gram âm. Ngoài ra, nhiễm khuẩn phổi cũng có thể xảy ra từ thời điểm trước, trong hay sau khi trẻ được sinh ra đời, điều này có liên quan đến thời gian vỡ ối trước khi sinh nở trong quá trình mang thai của mẹ. Ước tính thời gian từ thời điểm vỡ ối đến khi sinh khoảng từ 6 giờ đến 12 giờ thì tỉ lệ trẻ có khả năng bị viêm phổi sẽ là 33 %, còn từ 12 giờ đến 24 giờ là trên 51%, nếu trên 24 giờ sẽ là 90%.
Làm thế nào phòng bệnh viêm phổi ở trẻ?
– Mẹ cần cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh và duy trì việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi nhằm đảm bảo hệ miễn dịch tốt nhất cho trẻ.
Viêm phổi hay còn được gọi là nhiễm trùng bên trong phổi. Bệnh lý xuất hiện khi các virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển tạo thành các ổ nhiễm trùng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải viêm phổi nhất, nhất là trong các thời điểm chuyển…
– Mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung một cách hợp lý gồm 4 nhóm thực phẩm như các loại ngũ cốc, đạm động vật hay đậu đỗ, dầu mỡ và rau, củ, quả.
– Thời điểm mùa hè sẽ rất dễ làm thời tiết nóng bức và khó chịu, các bạn không nên cho trẻ ăn các loại đồ lạnh. Khi trẻ ăn quá nhiều kem hay các loại thực phẩm được bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ càng làm tăng nguy cơ làm trẻ mắc bệnh đường hô hấp, nhất là bệnh viêm phổi ở trẻ.
– Trường hợp gia đình chúng ta sử dụng máy lạnh thì các bạn không nên điểu chỉnh nhiệt độ thấp hơn 25 độ C, Cho trẻ hoạt động ở môi trường thoáng mát, không nên để trẻ bài tiết quá nhiều mồ hôi quá nhiều qua các hoạt động, bởi vì khi mồ hôi ra nhiều nếu không kịp lau khô sẽ rất dễ làm trẻ bị cảm lạnh.
– Thường xuyên vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống sạch sẽ nhất, không nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hay các loại than bụi trong nhà.
– Cần theo dõi lịch tiêm chủng đúng hẹn nhằm giúp trẻ được tiêm chủng đủ. Tốt hơn hết là hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ trong năm đầu đời.
– Trong gia đình, nếu có thành viên bị nhiễm khuẩn hô hấp như tình trạng cúm hay lao phổi, không nên cho trẻ tiếp xúc với người bệnh để hạn chế lây lan cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn hoạt động rất kém.
– Khi trẻ có các biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp như trẻ bị cảm lạnh, tình trạng trẻ bị viêm mũi, họng chúng ta cần phát hiện sớm để chăm sóc tốt nhằm ngăn chặn bệnh có thể chuyển sang viêm phổi ở trẻ.
Bệnh viêm phổi ở trẻ em cần được cha mẹ phát hiện sớm nhằm tìm ra cách điều trị kịp thời cho trẻ và hạn chế các ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thậm chí là sự sống của trẻ. Cha mẹ cần chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh viêm phổi ở trẻ để có thể chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế nhằm thực hiện lộ trình điều trị thích hợp. Hi vọng qua bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về bệnh viêm phổi ở trẻ. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, cha mẹ chăm sóc con trẻ thật tốt!
Theo Khoe.online tổng hợp