Những điều nên biết về trẻ bị Down

Tác giả: sites

Hội chứng Down là một căn bệnh tập hợp các bất thường bẩm sinh biểu hiện rất rõ với những đặc điểm đặc trưng trên gương mặt cùng tình trạng không phát triển của tâm thần. Không chỉ vậy, trẻ bị Down còn gặp những vấn đề về sức khỏe như tim mạch, tiêu hóa. Đây là một căn bệnh hiếm thấy mà nếu có được sự giúp đỡ thì trẻ vẫn có khả năng phát triển gần như bình thường. Dưới đây là những thông tin mà cha mẹ nên biết khi trẻ bị Down.

1. Hội chứng Down là gì ?

Hội chứng Down ở trẻ
Hội chứng Down ở trẻ

Một người bình thường có tổng cộng 46 nhiễm sắc thể, thừa hưởng một nửa từ cha, còn nửa kia là mẹ. Tuy nhiên, với những trẻ bị Down thì khác, trẻ có tới 47 nhiêm sắc thể, trong đó nhiễm sắc thể bị thừa nằm trong nhiễm sắc thể thứ 21. Bệnh Down khiến trẻ bị chậm phát triển tâm thần hay nói khác hơn là thiểu năng trí tuệ, cùng với đó là một số di chứng khác về sức khỏe, khiến đa phần trẻ không thể sống qua 5 năm từ sau khi ra đời. Thông thường cứ trong 800-1000 đứa trẻ thì sẽ có một ca bị mắc hội chứng Down, thêm nữa , tuổi tác của người mẹ càng cao thì nguy cơ sinh ra con bị Down cũng tăng lên.

2. Nguyên nhân của trẻ bị Down

Nhiễm sắc thể thừa ở số 21 khiến cho cơ chế gene sản sinh ra nhiều protein hơn bình thường từ đó làm ảnh hưởng tới khả năng nhận thức cũng như sự phát triển thể chất ở trẻ. Việc nhiễm sắc thể thừa này xuất hiện có thể là do một trong các nguyên nhân sau:

– Do di truyền, nếu trong gia đình có cha mẹ, ông bà hay họ hàng bị mắc hội chứng này thì nguy cơ trẻ bị Down cũng cao hơn những trẻ khác.

– Do cặp nhiễm sắc thể số 21 không phân ly trong quá trình tạo trứng hoặc tinh trùng nên khi kết hợp với trứng hoặc tinh trùng khác tạo nên phôi thì sẽ có tới ba nhiễm sắc thể số 21 thay vì một cặp như bình thường.

– Do nhiễm sắc thể số 21 gắn với một nhiễm sắc thể bất thường cùng tạo nên một nhiễm sắc thể dị dạng trước khi hình thành trứng hoặc tinh trùng và khi kết hợp tạo phôi thì sẽ gây ra hội chứng Down ở trẻ. Trường hợp này hiếm hơn và thường xảy ra ở các bà mẹ lớn tuổi.

3. Dấu hiệu của trẻ bị Down

Trẻ bị Down biểu hiện rõ nhất là ở những đặc điểm trên gương mặt, phần đầu thường ngắn và bé với gáy phẳng rộng, cổ ngắn cùng vai tròn. Mũi của trẻ thì nhỏ và tẹt, lưỡi lại quá to, mặt dẹt và tai thấp nhỏ. mắp thì xếch hơi sưng đỏ, có trường hợp bị lác, trong lòng đen có nhiều chấm nhỏ màu trắng nhưng sau 12 tháng tuổi thì biến mất. Vòm miệng cao và miệng luôn há với chiếc lưỡi dày thè ra ngoài.

Triệu chứng biểu hiện trẻ bị Down
Triệu chứng biểu hiện trẻ bị Down

Thêm nữa tay chân của trẻ bị Down cũng rất dễ nhận biết vì cơ thường mềm nhão, lỏng lẻo dẫn tới trẻ đôi khi hay bị trật khớp háng hay trật xương bánh chè. Chân tay ngắn với bàn tay to, các ngón tay cũng ngắn trong khi khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai rộng hơn so với những trẻ bình thường khác.

Trẻ bị Down thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác
Trẻ bị Down thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác

Không chỉ bị những khiếm khuyết về tâm thần, trẻ bị Down còn phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề về sức khỏe khác. Chẳng hạn như trẻ sẽ hay bị trào ngược dạ dày, thính lực và thị lực cũng không tốt, có một vài trẻ thậm chí còn bị ung thư máu.

4. Trẻ bị Down có thể phát triển như thường không ?

Trẻ bị Down có thể phát triển nếu được tạo điều kiện
Trẻ bị Down có thể phát triển nếu được tạo điều kiện

Câu trả lời là có, nếu bạn có những biện pháp can thiêp sớm và hiệu quả. Trẻ bị Down có thể phát triển chậm hơn những người bạn cùng lứa tuổi nhưng nếu bạn tạo điều kiện cho trẻ thì những đứa trẻ bị mắc hội chứng Down vẫn có thể đi học, học đọc, học viết, làm toán… Trẻ thậm chí còn có thể sống độc lập thông qua các phương pháp trị liệu của bác sĩ chuyên khoa.

5. Cách nhận biết bệnh Down sớm

Nên khám thai định kỳ để phát hiện bệnh Down sớm
Nên khám thai định kỳ để phát hiện bệnh Down sớm

Hội chứng Down xuất phát từ những bất thường trong nhiễm sắc thể nên không có cách phòng ngừa, tuy nhiên, bạn có thể nhờ tới các xét nghiệm cũng như chuẩn đoán của bác sĩ để xem trẻ có bị Down không ngay từ khi còn là thai nhi. Đặc biệt những bà mẹ với tuổi tác trên 35 thì càng nên khám thai đầy đủ và định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm ở trẻ.

Trẻ bị Down có rất nhiều khó khăn trong việc học tập cũng như phát triển, chưa kể đến những vấn đề sức khỏe mà trẻ sẽ phải chịu. Tuy nhiên, chỉ cần có những biện pháp chính xác thì trẻ vẫn có cơ hội phát triển. Do đó, bạn nên tìm đến bác sĩ để có các lời khuyên chính xác nhất trong việc chăm sóc cũng như nuôi dạy trẻ bị Down.

Theo Khoe.online tổng hợp