Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: sites

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh rất thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi đi kèm với nhiều hậu quả xấu. Đối với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm sẽ rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm và khó khắc phục cho trẻ. Vậy nguyên nhân gây tình trạng viêm tai giữa ở trẻ là gì? Sự nguy hiểm của tình trạng viêm tai giữa ở trẻ? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!

viêm tai giữa ở trẻ em
Tình trạng viêm tai giữa ở trẻ em vô cùng phổ biến

Nguyên nhân viêm tai giữa

– Đối với trẻ nhỏ có độ tuổi từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi, đây chính là đối tượng dễ mắc tình trạng viêm tai giữa nhất vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu.

– Có thể trong quá trình mẹ cho trẻ bú sữa bình, do bất cẩn nên làm sữa tràn vào tai trẻ gây viêm.

– Do trẻ bị cảm lạnh.

– Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm không khí, đặc biệt là khói và thuốc lá.

– Do cha mẹ chọc ngoáy bông tăm vào tai trẻ không cẩn thận.

– Các chất xuất tiết ở mũi và họng trẻ lan lên tai giữa, đây chính là điều kiện làm viêm tai giữa.

Triệu chứng viêm tai giữa

– Trẻ hay bị nhức đầu và sốt cao từ 39 độ C đến 40 độ C.

– Do trẻ khóc nhiều.

– Do trẻ lười bú, biếng ăn và hay gặp tình trạng nôn trớ.

– Trẻ bị rối loạn tiêu hoá, ăn uống không tiêu, khi trẻ đi ngoài thì ra phân lỏng liên tiếp nhiều ngày.

– Khi có tiếng động lớn, trẻ cũng không có phản ứng giật mình, trẻ thường xuyên bị đau tai và khó chịu trong tai.

– Khi tình trạng viêm tai giữa ở ở trẻ trở nặng, trong tai trẻ sẽ chảy ra mủ.

Phương hướng điều trị viêm tai giữa ở trẻ

viêm tai giữa ở trẻ em
Cần chăm sóc trẻ tốt giúp tăng hiệu quả điều trị viêm tai giữa

Khi có những dấu hiệu nêu trên, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nhất để xác định trẻ có đúng là bị viêm tai giữa hay không. Nếu đúng là trẻ bị viêm tai giữa, bác sĩ sẽ dễ dàng xác định được giai đoạn viêm tai giữa mà trẻ đang mắc phải. Viêm tai giữa cấp ở trẻ em được chia ra làm 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.

Đối với trường hợp viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết, trẻ chỉ cần được điều trị nội khoa dưới cách là kháng sinh toàn thân. Loại vi khuẩn gây viêm tai giữa ở trẻ chủ yếu là liên cầu, Hemophilus, phế cầu… Vì vậy, loại kháng sinh nhóm B Lactam vẫn chính là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất kết hợp cùng thuốc chống viêm, hạ sốt, chống phù nề, giảm đau và điều trị cả viêm họng.

Trong trường hợp viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ sẽ được bác sĩ cân nhắc để kết hợp cùng với những loại thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.

Khi viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này sẽ làm dịch mũ ứ đọng trong tai giữa có khả năng tự phá vỡ phần mỏng nhất trong màng nhỉ, sau đó dịch mủ này sẽ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Vào lúc này màng nhỉ sẽ bị thủng. Đối với giai đoạn này, liệu pháp điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ vô cùng ý nghĩa. Mỗi loại thuốc được sử dụng để nhỏ tai cho trẻ theo từng giai đoạn cũng có sự khác biệt: Đối với giai đoạn xung huyết, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc giảm đau như otipax cho trẻ. Còn giai đoạn ứ mủ phải tiến hành trích rạch, giai đoạn vỡ mủ sẽ dùng loại thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng chẳng hạn như ciplox. Tuyệt đối tránh sử dụng thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid cho trẻ.

Một số thuốc nhỏ tai cần thiết cho trẻ

– Thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh đơn thuần: ciplox, otofa…

– Loại thuốc nhỏ tai có sự kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm như cortiphenicol, polydexa…

– Loại thuốc nhỏ tai chứa tính sát khuẩn và giảm đau: cồn boric ấm, otipax…

– Các bậc phụ huynh có thể dùng thuốc để làm sạch tai cho trẻ như ôxy già…

Cách phòng viêm tai giữa cho trẻ

– Khi cho trẻ bú bình, mẹ cần phải đặt trẻ ngồi cao, không nên cho trẻ ngậm bình sữa khi trẻ đang ngủ nhằm hạn chế rủi ro sữa chảy vào tai trẻ gây viêm.

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho trẻ để chủ động ngăn ngừa bệnh.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh và luôn giữ cho thân thể trẻ được ấm.

– Tạo môi trường sống trong lành cho trẻ, tuyệt đối không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

– Cần cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, tránh cai sữa sớm vì thành phần trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ duy trì sức khỏe tốt cho trẻ, giúp hệ miễn dích của trẻ mạnh hơn nhằm tránh các tác nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ.

– Sử dụng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho trẻ. Sau đó, chúng ta phải kết hợp dùng tăm bông khô để lau khô tai trẻ, tránh để tai trẻ ẩm ướt sẽ rất dễ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân gây tình trạng viêm tai giữa ở trẻ.

Tình trạng viêm tai giữa ở trẻ em được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Che mẹ cần phải có kiến thức về bệnh để sớm phát hiện và tiến hành đưa trẻ đi điều trị sớm nhất nhằm tránh các biến chúng và hậu quả không đáng có. Chúc các bậc phụ huynh chăm con tốt, nuôi con khoẻ.

Theo Khoe.online tổng hợp