Viêm tai giữa – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tác giả: sites

Viêm tai giữa là một căn bệnh phổ biến, cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể mắc phải nhưng tỷ lệ trẻ nhỏ bị bệnh thường nhiều hơn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cũng như để lại các di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và cơ thể của người bệnh. Vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cơ bản về triệu chứng cũng như cách điều trị cho bệnh viêm tai giữa.

1. Bệnh viêm tai giữa là gì?

Cấu tạo của tai và bệnh viêm tai giữa
Cấu tạo của tai và bệnh viêm tai giữa

Tai được chia là ba bộ phận gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong, tai ngoài và tai giữa ngăn cách nhau bởi màng nhĩ, còn tai giữa với tai trong thì ngăn bởi một lớp màng ở cửa sổ tròn. Viêm tai giữa là tình trạng toàn bộ hòm nhĩ và xương trũm bị viêm nhiễm, thường còn xuất hiện cả dịch trong hòm nhĩ gây nhiễm trùng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng hay gặp nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

2. Nguyên nhân của viêm tai giữa

Viêm tai giữa là do vi khuẩn hoặc virus gây ra khiến tai giưa bị nhiễm trùng. Người lớn hay trẻ em bị mắc viêm tai giữa đều có những nguyên nhân khác nhau như sau:

Đối với trẻ em

  • Do biến chứng của ba căn bệnh là viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm amidan cấp. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ gây bệnh và có thể lây lan dần gây viêm nhiễm cho cả tai giữa.
  • Do hệ thống niêm mạc của đường hô hấp nhạy cảm gây ra tình trạng ứ dịch trong tai và dẫn tới viêm tai giữa.
  • Do nước đọng trong tai lâu ngày gây viêm nhiễm cho tai giữa.

Đối với người lớn

  • Do viêm tai giữa không được điều trị triệt để và thành viêm tai giữa mãn tính.
  • Do các vật cứng, nhọn hay đồ ngoáy tai gây tổn thương tới tai hoặc nước bẩn vào tai đều có thể gây ra tình trạng viêm.
  • Do bị viêm tai ngoài hoặc biến chứng từ các bệnh như viêm mũi, viêm xoang.

3. Triệu chứng viêm tai giữa

Triệu chứng của viêm tai giữa
Triệu chứng của viêm tai giữa

Các dấu hiệu ban đầu của viêm tai giữa ở trẻ nhỏ như đau tai, nhất là khi nằm, sốt cao trên 38 độ C, khó ngủ và dễ cáu gắt hơn so với bình thường. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới trẻ không phản ứng lại được với âm thanh, đau đầu, chảy dịch từ tai, nôn mửa, tiêu chảy… Còn với người lớn thì bệnh viêm tai giữa biểu hiện là đau tai, sốt, chảy dịch, giảm thính lực… Thông thường viêm tai giữa có ba giai đoạn gồm giai đoạn sung huyết, ứ mủ và vỡ mủ.

4. Cách chữa trị viêm tai giữa

Khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh thì bạn nên tới ngay bác sĩ để được chuẩn đoán cũng như điều trị kịp thời. Trong giai đoạn xung huyết thì chỉ cần thuốc kháng sinh toàn thân cùng thuốc chống viêm, chống phù nề và các loại giúp hạ sốt, giảm đau. Khi tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì ngoài sử dụng thuốc bác sĩ còn có thể phải trích rạch mang nhĩ dẫn lưu mủ.

Tới bác sĩ để chữa trị viêm tai giữa
Tới bác sĩ để chữa trị viêm tai giữa

Nặng nhất là trong giai đoạn vỡ mủ, dịch mủ ứ đọng ở tai thời gian dài sẽ phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ gây thủng màng nhĩ. Muốn điều trị tình trạng này thì sẽ tốn nhiều thời gian và khó khăn hơn. Bạn cũng không nên tự ý dung thuốc vì có thể xảy ra các biến chứng không thể hồi phụ được như điếc và câm ở trẻ nhỏ.

5. Phương pháp phòng ngừa viêm tai giữa

Chữa trị triệt để những bệnh viêm nhiễm khác để phòng ngừa viêm tai giữa
Chữa trị triệt để những bệnh viêm nhiễm khác để phòng ngừa viêm tai giữa

Nếu bị các bệnh như viêm mũi, viêm họng… thì cần phải tích cực điều trị để không để lại các di chứng dẫn tới bệnh viêm tai giữa. Bạn cũng nên vệ sinh thân thể sạch sẽ hằng ngày, sau khi tắm thì nên lưu ý đừng để nước đọng trong tai thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, thói quen hút thuốc cũng có thể dẫn tới không chỉ viêm tai giữa mà còn nhiều bệnh khác nữa.

Bệnh viêm tai giữa là một căn bệnh khá phổ biến, trong những giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Do đó, nếu thấy các triệu chứng thì bạn nên tới ngay bác sĩ để có sự chữa trị kịp thời và chính xác nhất.

Theo Khoe.online tổng hợp