Sốt co giật ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần biết
Tác giả: sites
Trẻ nhỏ, nhất là trong khoảng thời gian từ 6 tháng tới 5 tuổi, do có hệ miễn dịch yếu nên thường dẫn tới những căn bệnh khác nhau, trong đó có sốt co giật. Đây là một hiện tượng khá nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe của trẻ, thậm chí là ảnh hưởng tới cơ thể và não bộ của trẻ sau này. Do đó, những bậc cha mẹ cần có những hiểu biết nhất định về sốt co giật để có thể chăm sóc cho trẻ đúng phương pháp. Sau đây là những điều nên lưu ý khi có phát hiện hiện tượng sốt co giật ở trẻ nhỏ.
1. Thế nào là sốt co giật ở trẻ nhỏ ?
Những cơn giật xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể trẻ lên hơn 38 độ C được gọi chung là hiện tượng sốt co giật. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn khác với bệnh động kinh, những cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao và thường ngắn cũng như không có biến chứng. Ngược lại những cơn giật khi bị động kinh thì có thể xảy ra kể cả khi không bị sốt.
2. Nguyên nhân gây sốt co giật ở trẻ nhỏ
Trẻ em có hiện tượng sốt co giật có thể là do những lý do sau đây:
- Do di truyền: Thông thường nếu cha hoặc mẹ có hiện tượng co giật khi sốt thì trẻ con có nguy cơ bị căn bệnh này nhiều hơn những đứa trẻ khác.
- Do nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng huyết tiềm ẩn.
- Do viêm tai giữa, viêm phế quản phổi hoặc viêm màng não.
Sốt phát ban là triệu chứng sốt kèm theo biểu hiện nổi những vết ban màu hồng trên da sau mỗi cơn sốt cao, gây ngứa ngáy, mệt mỏi. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, nhưng đều tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả người lớn.…
3. Những dấu hiệu của sốt co giật ở trẻ nhỏ
Những cơn co giật thường xảy ra đột ngột, có thể trong cơn sốt đầu tiên hay khi nhiệt độ cơ thể trẻ lên quá 39 độ C. Lúc xảy ra co giật, cơ thể trẻ sẽ gồng cứng, co rút và rung giật toàn thân, mắt trợn ngược, nếu nặng hơn thậm chí sẽ gây rối loạn nhịp thở. Đặc biệt lúc này trẻ sẽ hoàn toàn mất đi ý thức và khi cơn co giật kết thúc, thường là sau 10-15 phút, thì trẻ sẽ không nhớ gì về cơn co giật mà chỉ cảm thấy mệt mỏi cũng như buồn ngủ. Trong một số trường hợp, cơn co giật có thể tái phát khi trẻ nhỏ bị sốt trở lại.
4. Những điều nên làm khi gặp sốt co giật ở trẻ nhỏ
Khi thấy trẻ có triệu chứng sốt co giật thì các bậc cha mẹ nên giữ bình tĩnh, lập tức đam trẻ đặt lên mặt phẳng như giường để tránh trường hợp trẻ bị ngã hay va đập vào vật cứng trong lúc co giật. Tiếp theo, cần tạo không khí thoáng mát cho bé, nếu có thể bạn nên cởi hết quần áo cho con, không thể thì bạn nới rộng phần quần áo ra, nhất là ở những nơi như vùng cổ. Bạn dùng khăn mềm nhúng vào nước hơi ấm rồi tiến hành lau khắp người cho trẻ, lưu ý những vùng như nách, bẹn hay trán. Lau liên tục cho tới khi trẻ không còn co giật nữa. Khi đã qua cơn co giật, bạn nên đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh tình trạng trào ngược dịch nôn vào phổi gây nguy hiểm cho trẻ.
Nhiều trường hợp trẻ bị sốt cao kéo dài, liên tục nhưng không được điều trị kịp thời mà chỉ được cha mẹ tự cho sử dụng thuốc sai cách có thể dẫn đến các trường hợp trẻ bị co giật, bị động kinh, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm…
Khi trẻ bị sốt co giật bạn cũng chú ý là không được ghìm trẻ lại vì có thể gây thương tổn tới xương và cơ thể trẻ nhỏ. Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trong cơn co giật cũng như ủ ấm thêm. Cách tốt nhất là bạn phải làm mát cơ thể cho trẻ để hạ nhiệt nhanh chóng giúp mau qua cơn co giật. Đặc biệt, ki trẻ đã có hiện tượng sốt co giật thì bạn nên đến ngay bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác cũng như cách điều trị đúng đắn và hiệu quả.
5. Cách phòng ngừa sốt co giật ở trẻ nhỏ
Nếu đã bị co giật khi sốt thì rất có thể những cơn này sẽ trở lại khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao, do đó ngay khi trẻ bị sốt thì bạn nên có những biện pháp ngăn ngừa chứng sốt co giật. Chẳng hạn như bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, cởi bớt quần áo cho cơ thể trẻ được thoáng mát đồng thời thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ để có thể có những cách xử trí kịp thời.
Sốt co giật ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng khác nếu bạn không có cách phòng tránh cũng như điều trị đúng cách. Do đó, nếu thấy trẻ có nhửng dấu hiệu của hiện tượng này thì cách tốt nhất là đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để có những chuẩn đoán chuyên khoa cũng như cách chữa trị hiệu quả.
Theo Khoe.online tổng hợp