Tìm hiểu về bệnh lao phổi ở trẻ em
Tác giả: sites
Bệnh lao phổi ở trẻ em là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao hiện nay (chỉ đứng sau HIV). Tại Việt Nam, bệnh lao phổi ở trẻ em được xếp vào danh sách các căn bệnh có mức độ lây lan đáng báo động vì vi khuẩn có dấu hiệu đã bị kháng thuốc, do đó bệnh dễ dàng lây lan một cách nhanh chóng giữa người với người. Vậy bạn biết gì về bệnh lao phổi? Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh lao phổi ở trẻ em là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Lao phổi ở trẻ em là gì?
Bệnh lao là một loại bệnh lý do vi trùng rất nhỏ, hiện diện ở khắp mọi vị trí cả bên trong và bên ngoài cơ thể của con người. Những loại vi trùng này hầu hết đều vô hại nhưng cũng có một số loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh nhiễm trùng cho con người. Trong đó, loại vi trùng gây bệnh lao chính là một trong những loại vi trùng gây hại vô cùng nguy hiểm. Khi những loại vi trùng lao này xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể trẻ, chúng sẽ tiến hành sinh sôi và phát triển trong cơ thể trẻ khiến hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ không thể chống lại được, khi đó trẻ sẽ mắc bệnh lao. Ngoài bệnh lao phổi dễ bắt gặp nhất ở trẻ em thì còn có nhiều loại bệnh lao khác như lao xương, lao ở não, lao hạch…
Nguyên nhân nào gây bệnh lao phổi ở trẻ em?
+ Do sự lây nhiễm của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis lây qua đường hô hấp giữa cơ thể người bệnh sang cho cơ thể trẻ.
+ Do trẻ sống trong môi trường đầy bụi bẩn, ẩm ướt, ô nhiễm cả không khí và nguồn nước.
+ Do trẻ trực tiếp tiếp xúc với nước bọt, hắt hơi, đờm… của người đang mắc bệnh lao phổi.
Tình trạng sốt có thể dẫn tới việc cơ thể của trẻ nóng rang, tuy nhiên trong một số trường hợp thì khi sốt tay chân bé lại lạnh. Tình trạng này khiến nhiều bà mẹ lo lắng và đôi khi trong lúc bối rối có thể khiến cho bệnh…
+ Do trẻ ăn phải các loại thức ăn đã nhiễm khuẩn lao, trẻ chơi đùa với thú cưng, vật nuôi khác trong nhà đang bị nhiễm lao.
Triệu chứng của bệnh lao phổi ở trẻ em
+ Trẻ sốt nhẹ vào giấc chiều và tối.
+ Trẻ biếng ăn, dẫn đến cơ thể suy nhược, xuống cân.
+ Da trẻ xanh xao và trẻ hay gặp tình trạng thiếu máu.
+ Trẻ ăn không ngon miệng, toàn thân mệt mỏi.
+ Trẻ bị sốt và đổ mồ hôi nhiều khi ngủ.
+ Trẻ thường xuyên ho ra đờm, thậm chí trong đờm còn kèm theo máu, kéo dài suốt 2 tuần liền.
+ Trẻ tức ngực và thở một cách khó khăn.
Làm thế nào phòng ngừa lao phổi cho trẻ?
+ Tiêm vacxin BCG cho trẻ sơ sinh.
+ Khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu về tình trạng lao phổi ở trẻ sơ sinh, chúng ta cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị sớm nhất.
+ Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của trẻ, cha mẹ cần bổ sung tất cả các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe và giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn.
+ Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống lao phổi cho trẻ bằng cách vệ sinh nhà cửa thông thoáng hàng ngày, hạn chế cho trẻ tiếp xức với các nguồn bệnh từ bên ngoài.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị bệnh lao phổi?
+ Trong suốt quá trình điều trị bệnh lao phổi, cha mẹ cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng thuốc tùy tiện và bừa bãi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
+ Khi trẻ bị bệnh lao phổi, chúng ta cần tuân theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ, cho trẻ làm theo các xét nghiệm liên quan, sử dụng thuốc đúng liều và đúng bữa để phát huy hiệu quả trị lao phổi nhanh nhất. Chúng ta không được phép mua thêm thuốc hay tự ý áp dụng các mẹo chữa lao theo cách dân gian khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Bệnh thủy đậu với triệu chứng mọc những nốt mụn mủ, mụn ngứa trên da thường gây khả năng để lại sẹo cao. Một số trường hợp nghiêm trọng các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là da mặt sẽ bị rổ, sẹo lõm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn…
+ Trẻ cần được bảo vệ khi bị lao phổi và cách ly các yếu tố có khả năng gây lây lan nguồn bệnh cho người khác bằng cách tập cho trẻ phải che miệng, hoặc sử dụng khăn giấy khi ho (nhớ vứt khăn giấy cẩn thận). Hạn chế âu yếm và ôm ấp trẻ trong suốt thời gian trẻ bị lao phổi.
+ Cho trẻ ăn uống đủ bữa, trong các bữa ăn phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không để trẻ nhịn ăn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sức đề kháng của trẻ trong suốt liệu trình điều trị bệnh.
+ Cha mẹ cần cho trẻ tham gia đủ 3 lần xét nghiệm cơ bản khi điều trị lao cho trẻ. Lần đầu thường bắt đầu xét nghiệm sau 2 tháng điều trị lao cho trẻ, lần thứ 2 sẽ tiếp tục xét nghiệm sau 4 tháng điều trị và lần thứ 3 sẽ diễn ra khi sau 6 tháng điều trị. Chúng ta cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị lao một cách chặt chẽ để giúp bệnh mau khỏi. Ngược lại, nếu chúng ta không làm theo mọi sự chỉ định về xét nghiệm hay dùng thuốc từ phía bác sĩ có thể sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn này kháng thuốc, dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém khi ta điều trị về sau.
Lưu ý: Tại những cơ sở chống lao thì loại thuốc trị lao thường được cấp miễn phí.
Bệnh lao phổi ở trẻ em vô cùng nguy hiểm đến sự sống của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh phải mau chóng sớm phát hiện để đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nhằm điều trị sớm và hiệu quả nhất. Mọi sự chỉ định dùng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế bệnh trở nên nghiêm trọng cũng như ngăn chặn bệnh lây lan cho người khác. Chúc các bậc phụ huynh chăm sóc con em mình tốt nhất nhé.
Theo Khoe.online tổng hợp