Bệnh nháy mắt liên tục ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Tác giả: sites

Tật nháy mắt liên tục là tình trạng rất phổ biến và thường gặp ở trẻ em, cứ 5-20% trẻ em là mắc chứng này, đây được xem là một chứng bệnh và cần được chăm sóc cũng như điều trị đúng cách. Bệnh nháy mắt ở trẻ em nhìn chung không gây nguy hiểm đến sức khỏe, song nháy mắt liên tục có thể khiến trẻ bị kỳ thị, mặc cảm và ngại phải giao tiếp cũng như tiếp xúc với những người xung quanh. Bệnh nháy mắt là biểu hiện của việc cử động không có chủ ý của cơ mắt, xảy ra ở cả hai bên mắt. Đặc biệt khi nháy mắt thì cũng kéo theo sự co giật của vùng cơ mặt và có thể kéo dài trong vài giây đến vài phút.

bệnh nháy mắt ở trẻ em

Nguyên nhân bệnh nháy mắt ở trẻ em

Yếu tố đầu tiên cần xét đến đó chính là điều kiện khí hậu và môi trường. Ở nước ta, đặc thù với khi hậu khô và nóng, chất lượng môi trường kém, nhiều khói bụi, ô nhiễm. Từ những điều này dẫn đến việc giữ vệ sinh cá nhân của trẻ cũng gặp nhiều nguy cơ. Ở lứa tuổi còn nhỏ, trẻ ít nhận thức nên thường có thói quen dụi mắt dẫn đến dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc, lây lan.

Khi mắt mệt mỏi do mất ngủ, thần kinh căng thẳng, chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cũng có thể gây ra tật nháy mắt.

Bệnh nháy mắt ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu của việc bị tổn thương dây thần kinh.

Tình trạng nháy mắt cũng nghiêm trọng hơn khi bệnh nhi tập trung nhìn hay chăm chú lắng nghe hoặc khi cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.

Ung thư mắt – Căn bệnh ung thư ít ai ngờ

Ung thư mắt không phải là một căn bệnh ung thư phổ biến như các loại bệnh ung thư khác (như gan, vú, phổi, dạ dày....). Do đó mà rất ít người biết đến căn bệnh ung thư này và thường rất chủ quan đến các triệu chứng của mắt.…

Dấu hiệu của bênh nháy mắt ở trẻ em

Khi trẻ có những dấu hiệu khác thường như: chảy nước mắt, đỏ mắt, thường dụi mắt, nheo mắt, sợ ánh sáng chói hay bị đau vùng mắt…ba mẹ cần đưa con trẻ đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ chuyên nhãn khoa thăm khám và chuẩn đoán sớm nguyên nhân tình trạng mắt của bé. Từ đó có thể xác định và nhận được tư vấn điều trị sớm, hiệu quả cho tình trạng của bé.

Nghiên cứu cho thấy có nhiều dạng tật nháy mắt như: nháy chủ yếu ở mắt, nháy ở cả hai bên mắt, các cơ vòng mi, cơ cung mày và cơ trán bị co giật do loạn trương lực cơ vùng mặt.

Điều trị bệnh nháy mắt ở trẻ em thế nào

Điều trị nháy mắt cần phối hợp giữa việc dùng thuốc, nghỉ ngơi hợp lý và liệu pháp tâm lý hiệu quả.

Việc quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh nháy mắt ở trẻ em là cha mẹ phải luôn động viên, hỗ trợ trẻ để giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng dẫn đến mệt mỏi, ngủ đủ giấc. Giúp con xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti về tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt cho trẻ thoãi mái làm vui chơi hay làm những việc mình thích.

Tập cho trẻ thói quen giữ vệ sinh mắt, tuyệt đối không được dụi tay vào mắt, giữ đồ dùng cá nhân, khăn lau mặt sạch sẽ tránh vi khuẩn.

Ba mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống của con với nhiều rau xanh, bông cải xanh, đậu phộng, các loại đậu hạt giàu magie. Tránh để mắt bị khô, có thể sử dụng nhỏ mắt để giữ ẩm cho mắt và loại bỏ những hạt bụi trong mắt.

Viêm mi mắt: Làm thế nào phòng bệnh?

Viêm mi mắt gồm 4 nhóm chính là lẹo, chắp, viêm bờ mi viêm phần trước mi, viêm phần sau mi/ viêm và loạn năng tuyến Meibomius. Mi mắt rất dễ bị tình trạng viêm nhiễm do các điều kiện ô nhiễm từ môi trường hay do việc thẩm mỹ. Chúng ta…

Thường xuyên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được những tư vấn thích hợp để điều trị tích cực và hiệu quả cho bệnh nháy mắt ở trẻ em. Một số trường hợp liên quan đến vấn đề dây thần kinh khiến co giật mí mắt và các cơ khác, trẻ cần được điều trị ở bệnh viên chuyên khoa mắt, nội thần kinh.

Ba mẹ cần trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức cần thiết để chăm sóc tốt hơn cho con trẻ của mình. Xác định sớm nguyên nhân tình trạng trẻ mắc phải là yếu tố tiên quyết dẫn đến việc điều trị thành công chứng nháy mắt ở trẻ.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ, ba mẹ có thể phần nào hiểu rõ hơn về bệnh nháy mắt ở trẻ em và chủ động phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả lấy lại sự bình thường và tự tin cho trẻ. Chúc bạn và gia đình mình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Theo Khoe.online tổng hợp