Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ phải làm sao?
Tác giả: huong
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường rất khó nhận biết được, chỉ đến khi nào bé lớn hơn một xíu thì những dấu hiệu đó mới được biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết.
1. Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là gì?
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có nghĩa là tuyến lệ đã bị chặn lại hay nói một cách khác dễ hiểu hơn là hệ thống thoát nước ở vùng mắt bị chặn lại, không cho nước mắt thoát ra ngoài, làm cho đôi mắt của bé thường xuyên bị ngập nước.
2. Làm sao để có thể nhận biết được tuyến lệ đã bị tắc?
Dấu hiệu của bé bị tắc tuyến lệ là lúc nào trên mắt bé cũng đầy ngấn nước giống như vừa khóc xong và sau khi ngủ dậy xung quanh mắt bé có xuất hiện nhiều gỉ vàng, dính quanh mắt…
Bởi vì trên mắt bé lúc nào cũng ướt nước cho nên sẽ hạn chế khả năng quan sát của bé, làm cho bé cảm thấy khó chịu. Đối với trẻ sơ sinh thật sự rất khó có thể nào nhận biết được bởi vì người lớn luôn nghỉ bé vừa khóc xong nên dính nước mắt. Đến khi bé lớn hơn những dấu hiệu đó sẽ được biểu hiện rõ ràng hơn.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến bé sơ sinh bị tắc tuyến lệ?
Có nhiều nguyên nhân làm cho tuyến lệ của bé bị tắc, dưới đây là những nguyên nhân chính:
- Các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống lệ mũi khi đi xuống mũi.
- Nước mắt được hình thành từ tuyến lệ đạo và giọt nước di chuyển được là nhờ sự giúp đỡ của hàng mi. Khi mắt cử động nước mắt sẽ ép vào các ống dẫn ở góc bên trong và nước mắt sẽ theo ống lệ mũi. Nếu như ống lệ mũi này bị tắc thì có nghĩa là nước mắt không thể nào xuống đó được cho nên dẫn đến hiện tượng mắt bé lúc nào cũng đầy nước.
- Tuyến lệ mũi bị viêm nhiễm, không cho nước mắt đi xuống nên nước mắt bị tràn xung quanh.
4. Phương pháp điều trị tắc tuyến lệ như thế nào cho hiệu quả?
Có nhiều cách để trị tắc tuyến lệ cho bé, có thể kết hợp nhiều cách điều trị sau đây:
- Thông tuyến lệ
Bố mẹ đưa bé đến bệnh viện, sau khi được bác sĩ tư vấn, nếu như không thể điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp vật lý được thì mới dùng đến cách thông tuyến lệ.
Thời gian thông tuyến lệ mất khoảng 15-20 phút, sau khi thông tuyến lệ xong bố mẹ cần phải nghiêm túc thực hiện đúng những hướng dẫn của bác sĩ để bé không bị nhiễm trùng và không bị tắc trở lại.
- Vệ sinh mắt cho bé
Bố mẹ dùng bông y tế hoặc khăn xô sạch thấm nước, lưu ý nên dùng nước đã được tiệt trùng nếu không sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Lau nhẹ nhàng vùng quanh mắt, lấy hết gỉ màu vàng đóng ở xung quanh mi mắt bé ra.
Bởi vì nước mắt thường xuyên đọng trên mắt cho nên bố mẹ thực hiện nhiều lần một ngày để giữ cho đôi mắt bé luôn sạch sẽ, không giới hạn khả năng quan sát của bé.
Trường hợp mắt bé có hiện tượng bị đỏ thì bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra xem bé có bị nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn hay không?
- Massage vùng tuyến lệ
Trước khi massage vùng tuyến lệ cho bé, bố mẹ cần phải bấm móng tay sạch sẽ để không làm xước mặt bé. Mẹ nhẹ nhàng massage từ trong góc mắt của bé ra phái mũi, thường xuyên massage như vậy sẽ giúp cho tuyến lệ mũi mở ra, lưu thông bình thường.
Ngoài ra nếu như bé có những dấu hiệu nào khác thường thì bố mẹ nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện cho bác sĩ kiểm tra, đặc biệt bố mẹ không được tùy tiện cho bé uống thuốc nếu không được sự hướng dẫn.
Theo Khoe.online tổng hợp