Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa hiệu quả

Tác giả: admin

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một trong những bệnh lý liên quan đường tiêu hóa thường gặp, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và nhạy cảm. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ có nguy cơ mất nước nhiều, dẫn đến tử vong. Vậy đâu là dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

1. Nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy qua 4 dấu hiệu

Theo ước tính trên toàn thế giới, có 1.5 – 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy hàng năm. Do đó, để xử lý kịp thời trước khi tình trạng tiêu chảy ở trẻ diễn tiến nghiêm trọng, bố mẹ hãy chú ý các dấu hiệu sau:

1.1. Tính chất phân

Tính chất phân của trẻ bị tiêu chảy như sau:

  • Lỏng hơn nhiều so với phân thường. Có khi chỉ toàn nước.
  • Mùi tanh.

1.2. Thay đổi màu sắc phân

Màu sắc phân thông thường của trẻ thường có màu vàng tươi (đối với trẻ bú sữa mẹ), vàng nâu hoặc nâu nhạt (đối với trẻ dùng sữa công thức). Song, khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể quan sát thấy phân lỏng hơn bình thường, có thể toàn nước, màu xanh lá cây, vàng đậm, nâu và tràn ra khỏi tã.

1.3. Phân kèm chất nhầy lẫn máu

Một số trẻ sơ sinh tiêu chảy liên tục và phân thải ra có kèm chất nhầy lẫn máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo bé đã bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.

1.4. Một số dấu hiệu khác

Bên cạnh những dấu hiệu trên, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường có các biểu hiện đi kèm như thường xuyên quấy khóc, khó chịu, sốt, nôn ói và mất nước.

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là tình trạng đi phân lỏng nhiều lần trong ngày khiến trẻ khó chịu, bú kém, mất nước.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy 

Để khắc phục tình trạng tiêu chảy ở trẻ, trước tiên, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân cơ bản khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

3. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần có sao không?

Nếu để tình trạng tiêu chảy kéo dài, cơ thể trẻ sẽ nhanh chóng mất nước và điện giải. Trong đó, dấu hiệu nhận biết trẻ mất nước là mặt trắng bệch, môi khô, tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm và đặc. Nếu để cơ thể mất nước kéo dài, trẻ có nguy cơ cao gặp phải nhiều hậu quả nghiêm trọng như phù não, co giật, động kinh, sốc, hôn mê và dẫn đến tử vong. 

Ngoài ra, vi khuẩn và virus tiêu chảy sẽ liên tục tấn công màng ruột gây viêm nhiễm và tiêu diệt enzyme chuyển hóa đường lactose trong sữa, gây suy dinh dưỡng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí não. Do đó, khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy liên tục, mẹ cần nhanh chóng bù nước, điện giải và đưa trẻ ngay đến bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời. 

4. Mách mẹ 7 cách cải thiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tại nhà

Để trẻ nhanh chóng hồi phục khi bị tiêu chảy, bố mẹ cần lưu ý:

4.1. Bổ sung đủ nước

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy dễ bị mất nước nghiêm trọng – một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong. Theo đó, mẹ có thể bù nước bằng dung dịch oresol, oresol II, gói hydrite… Đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài. Nếu không có sẵn oresol trong nhà, hãy nấu nước cháo muối cho trẻ uống. Nguyên liệu cháo muối gồm 1 nắm gạo, 1 nhúm muối, 1.2 lít nước ninh nhừ. 

trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần bù nước và điện giải càng sớm càng tốt

5.2. Cho trẻ bú nhiều cữ trong ngày

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và cung cấp nước cho trẻ. Vì vậy, mẹ bỉm có thể chia nhỏ bữa bú để cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, nhằm bù vào lượng nước đã mất giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.

>>Có thể bạn quan tâm: Nên làm gì khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ?

5.3. Tránh cho trẻ bú sữa công thức có chứa đường lactose

Hệ tiêu hóa của trẻ không có khả năng dung nạp đường lactose trong sữa dẫn đến dư thừa. Vì vậy, mẹ cần tránh cho trẻ sử dụng sữa công thức có chứa lactose quá cao khi trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa. 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một trong những bệnh lý liên quan đường tiêu hóa thường gặp, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và nhạy cảm. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ có nguy cơ mất nước nhiều, dẫn đến tử vong. Vậy…

5+ loại sữa dành cho trẻ tiêu hoá kém chất lượng nhất”]

5.4. Vệ sinh sạch sẽ cho bé

Nếu nguyên nhân tiêu chảy do virus hay vi khuẩn, cần vệ sinh sạch sẽ, kỹ càng cho bé sau khi bé đi vệ sinh xong để hạn chế virus, vi khuẩn bám lại trên cơ thể bé cũng như đồ vật xung quanh.

làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Mẹ cần vệ sinh tay kỹ càng trước khi thay tã mới để tránh vi khuẩn, virus bám lại trên cơ thể bé

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là một trong những nhiễm trùng sơ sinh thường có thể xuất hiện trước sinh, trong sinh và sau sinh (28 ngày). Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới nguy cơ bị uốn ván rốn – là một trong…

5.5. Rửa tay sạch sẽ khi thay tã

Trong lúc dọn dẹp phân của bé, tay bạn có thể tiếp xúc với virus, vi khuẩn. Nếu không vệ sinh kỹ càng trước khi thay tã mới, khả năng cao vi khuẩn sẽ xâm nhập trở lại cơ thể của bé và khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. 

5.6. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Virus rota, vi khuẩn salmonella hay ký sinh trùng giardia là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu, viêm và nhiễm trùng đường ruột ở trẻ. Do đó, cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo đúng liều, đúng thời gian quy định để ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây hại tới sức khỏe của bé.  

5.7. Không tùy tiện cho trẻ uống kháng sinh cầm tiêu chảy

Mọi thuốc kháng sinh đều cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn đào thải ra ngoài, vì thế vô tình chúng sẽ tích tụ lại trong ruột gây chướng bụng, tắc ruột, thủng ruột… 

Ngoài ra, không nên tự ý sử dụng mà chưa được tư vấn và hướng dẫn vì nếu lượng kháng sinh vượt mức cho phép sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bé.

6. Giải đáp thắc mắc về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số thắc mắc về tình trạng tiêu chảy ở trẻ:

– Trẻ mọc răng có bị tiêu chảy không?

Mọc răng ở trẻ không dẫn đến tiêu chảy. Khi mọc răng, trẻ thường chảy nhiều nước dãi, nhiệt độ tăng và cơ thể khó chịu. Nếu trẻ bị tiêu chảy khi mọc răng, phân sẽ có mùi chua, không có nhầy, máu, không bị mất nước và sau khoảng 4 ngày thì tình trạng này sẽ mất đi. 

– Khi nào mẹ nên đưa bé bị tiêu chảy đến bác sĩ?

Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám khi có dấu hiệu sau:

  • Đi phân ra máu
  • Bé không đi tiểu trong vòng 8 giờ hoặc nước tiểu màu sẫm
  • Không tiết mồ hôi hay nước mắt
  • Tiêu chảy hơn 2 tuần liên tục

– Nước lá chùm ngây có giúp bé hết tiêu chảy không?

Nước lá chùm ngây có thể giúp bé bớt khó chịu ở dạ dày, dễ tiêu, kích thích nhu động ruột, chống táo bón và làm dịu cơn đau bụng.

Để hạn chế trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và nâng cao sức đề kháng cho trẻ, đối với mẹ bỉm cho con bú, cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và tập luyện của bản thân để đem lại dòng sữa giàu dinh dưỡng và kháng thể. Đối với sữa công thức cho trẻ uống, cần lựa chọn sản phẩm có thành phần giống sữa mẹ, đảm bảo chất lượng và uy tín. Chúc mẹ thành công!

 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-bi-tieu-chay-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly